“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì khi đã mắc bệnh gây nhiều tổn hại cho cơ thể như : đau dớn thân xác, tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian...
Bệnh phụ khoa cũng như thế chị em cần phòng bệnh sớm để tránh những tác động của bệnh gây ra. Theo các chuyên gia phụ khoa thì bệnh phụ khoa bắt nguồn từ bộ phận sinh dục ngoài, do đó vấn đề vệ sinh là hàng đầu, trong đó Vệ sinh âm hộ là quan trọng nhất vì âm hộ là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất do:
Cấu tạo phức tạp.
Nhiều nếp gấp là nơi ứ đọng chất nhầy và vi khuẩn ẩn náu.
Âm hộ có lỗ niệu đạo và ở gần hậu môn là hai nơi bài tiết chất cặn bã.
Đường tiểu ngắn mà thẳng nên dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Biến đổi sinh lí nhiều: luôn luôn ẩm ướt, bài tiết chấy nhầy , máu kinh thoát ra.
Chỗ kín: dễ hầm hơi, không thoáng khí, không tiếp xúc ánh nắng.
Chỗ sinh hoạt tình dục.
Mồ hôi và các chất tiết ra tự nó không hôi, nhưng nếu nó lưu lại trên âm hộ vài giờ thì bị vi khuẩn phân hủy, hợp với mùi nước tiểu ứ đọng, sẽ trở thành mùi hôi cho nên người phụ nữ phải thường xuyên rửa sạch âm hộ 1 ngày 2 lần (sáng, tối).
Rửa sạch âm hộ như thế nào là đúng cách?
Vật liệu: Rửa với nước thường (không dùng thuốc rửa hoặc thuốc khử mùi) kèm xà bông, chọn loại nước không hương thơm, không chất bảo quản, không chất kiềm như Cetaphil.
Cách rửa: Chỉ rửa âm hộ (môi lớn, môi nhỏ) và lông mu. Chú ý rửa kĩ chỗ có nếp gấp ở phía trên vì đó là nơi vi khuẩn ẩn nấp và ứ đọng chất dịch. Không được thụt rửa gì bên trong âm đạo vì bên trong là chỗ tự làm sạch nhờ vi khuẩn có ích tên Doderlein biến glycogene từ tế bào âm đạo bong ra thành acid làm chua âm đạo có tính ngăn vi khuẩn gây hại và nấm từ bên ngoài vào (ngay cả sau khi giao hợp cũng không được rửa trong âm đạo vì tinh dịch không mang mầm bệnh, chỉ cần đi tiểu là đủ).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét