Nhiều chị em hay nhầm lẫn giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý nên nhiều lúc chủ quan, đến khi đi khám thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng.
Nhiều chị em hay nhầm lẫn giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý nên nhiều khi chủ quan, đến khi đi khám thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng.
Vậy ranh giới giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý là gì?
Khí hư không chỉ giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Nó được hình thành do tác động của nội tiết tố nữ estrogen, có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, cản trở các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Bình thường ở bộ phận sinh dục bao giờ cũng có một ít dịch trong suốt, không mùi. Đó là khí hư sinh lý, đới hạ (huyết trắng).
Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường nhiều, loãng và dai.
Ở tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sản sinh ra các chất nội tiết, trong đó có khí hư. Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra Estrogen và Progesteron, vì thế lượng khí hư xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy thuộc hàm lượng của Estrogen nhiều hay ít. Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình, không có dịch tiết. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, lượng Estrogen tăng lên, dịch tiết ra ngày càng nhiều, vì thế làm cho chị em cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở cửa mình.
Sau rụng trứng, lượng Estrogen giảm, lượng Progesteron tăng lên, ức chế việc tiết ra chất nhày ở cổ tử cung làm dịch tiết mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Ở một số bạn, nó biến mất hẳn, một số lại có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau; một số bạn khác khi sắp hành kinh lại có dịch loãng… Đó là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo.
Bên cạnh khí hư sinh lý, khí hư sẽ trở thành bệnh lý với một số biểu hiện: dịch đặc, hôi tanh, nhiều, thường có màu vàng, xanh, có bọt hay không tùy thuộc tác nhân gây bệnh nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Thường bệnh nhẹ thì chị em khó phân biệt giữa khí hư bệnh lý hay sinh lý, phải do các bác sĩ chẩn đoán mới phát hiện. Bệnh nặng có kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, kém ăn, lưng đau mỏi gối, suy kiệt. Bệnh bạch đới làm đau lưng, đau trằn dạ dưới, có khi âm đạo bị khô, rát, ngứa… có thể chuyển sang thanh đới, hoàng đới, xích đới, ung thư…
Khí hư bạch đới là bệnh có tỷ lệ nữ mắc khá cao. Bệnh gây nhiều phiền toái và biến chứng nguy hiểm.
Khí hư bất thường có ảnh hưởng đến sức khỏe không, cách phòng tránh như thế nào?
Khí hư bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần hoặc chữa trị không đến nơi đến chốn sẽ dễ gây nên những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác, dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Phụ nữ mang thai mắc bệnh huyết trắng, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong. Đặc biệt huyết trắng bệnh lý gây phiền toái khó chịu trong sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc lứa đôi.
Vệ sinh cơ thể, vệ sinh bộ phận sinh dục là việc làm hằng ngày của chị em. Có cuộc sống tình dục an toàn lành mạnh sẽ giúp hạnh phúc gia đình bền vững.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét