Vệ sinh đúng cách là biện pháp phòng bệnh phụ khoa tốt nhất

23:48 |
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì khi đã mắc bệnh gây nhiều tổn hại cho cơ thể như : đau dớn thân xác, tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian...

Bệnh phụ khoa cũng như thế chị em cần phòng bệnh sớm để tránh những tác động của bệnh gây ra. Theo các chuyên gia phụ khoa thì bệnh phụ khoa bắt nguồn từ bộ phận sinh dục ngoài, do đó vấn đề vệ sinh là hàng đầu, trong đó Vệ sinh âm hộ là quan trọng nhất vì âm hộ là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất do:

Cấu tạo phức tạp.

Nhiều nếp gấp là nơi ứ đọng chất nhầy và vi khuẩn ẩn náu.

Âm hộ có lỗ niệu đạo và ở gần hậu môn là hai nơi bài tiết chất cặn bã.

Đường tiểu ngắn mà thẳng nên dễ nhiễm trùng đường tiểu.

Biến đổi sinh lí nhiều: luôn luôn ẩm ướt, bài tiết chấy nhầy , máu kinh thoát ra.

Chỗ kín: dễ hầm hơi, không thoáng khí, không tiếp xúc ánh nắng.

Chỗ sinh hoạt tình dục.
Mồ hôi và các chất tiết ra tự nó không hôi, nhưng nếu nó lưu lại trên âm hộ vài giờ thì bị vi khuẩn phân hủy, hợp với mùi nước tiểu ứ đọng, sẽ trở thành mùi hôi cho nên người phụ nữ phải thường xuyên rửa sạch âm hộ 1 ngày 2 lần (sáng, tối).

Rửa sạch âm hộ như thế nào là đúng cách?

Vật liệu: Rửa với nước thường (không dùng thuốc rửa hoặc thuốc khử mùi) kèm xà bông, chọn loại nước không hương thơm, không chất bảo quản, không chất kiềm như Cetaphil.

Cách rửa: Chỉ rửa âm hộ (môi lớn, môi nhỏ) và lông mu. Chú ý rửa kĩ chỗ có nếp gấp ở phía trên vì đó là nơi vi khuẩn ẩn nấp và ứ đọng chất dịch. Không được thụt rửa gì bên trong âm đạo vì bên trong là chỗ tự làm sạch nhờ vi khuẩn có ích tên Doderlein biến glycogene từ tế bào âm đạo bong ra thành acid làm chua âm đạo có tính ngăn vi khuẩn gây hại và nấm từ bên ngoài vào (ngay cả sau khi giao hợp cũng không được rửa trong âm đạo vì tinh dịch không mang mầm bệnh, chỉ cần đi tiểu là đủ).
Read more…

Cách nhận biết vô sinh ở phụ nữ

23:15 |
Vô sinh - hiếm muộn là hiện tượng nữ giới gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản hoặc là không thể sinh được con. 
Dưới đây là những triệu chứng cơ bản của phụ nữ vô sinh.

Chu kỳ kinh nguyệt: Nếu người nào có chu kỳ không đều, quá ngắn hoặc quá dài (ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày) phải đi gặp bác sĩ ngay để phát hiện và điều trị vô sinh sớm. Lượng máu ở mỗi chu kỳ quá nhiều và kéo dài: Thông thường, kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng 3 - 7 ngày, kéo dài hơn được coi là bất thường và nếu hầu như chu kỳ nào bạn cũng bị như thế thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm của vô sinh

Mất cân bằng nội tiết: Hoóc môn điều tiết hệ thống sinh sản của cơ thể xảy ra sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các triệu chứng vô sinh sau đây có liên quan với sự mất cân bằng nội tiết và có thể là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang: mụn trứng cá mãn tính, thường xuyên strees....

Các triệu chứng đau: Đau khi giao hợp, đau vùng chậu có thể mắc một số bệnh như  u xơ, bệnh viêm vùng chậu, hư hỏng tử cung, hoặc khuyết tật bẩm sinh tử cung và âm đạo, đau và phình nhỏ ở bụng dưới.

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch.

Chẩn đoán và ngăn ngừa hiếm muộn ở phụ nữ

- Thời điểm đi khám là ngay sau khi sạch kinh, để có đủ thời gian làm hết các xét nghiệm thăm dò.

- Siêu âm, chụp tử cung vòi trứng vào nửa đầu của vòng kinh.

- Chú trọng đến việc làm vệ sinh, nhất là trong thời gian có kinh nguyệt.

- Phòng và chữa ngay các bệnh viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo).

- Phòng các bệnh lây qua đường tình dục.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, không nạo hút thai nhiều lần.
Read more…

Những thắc mắc thường gặp về bệnh phụ khoa

20:21 |

Chăm sóc và giữ gìn vệ sinh “vùng kín” hay các cơ quan sinh sản khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh phụ khoa ở nữ giới. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp trong vấn đề này:

1. Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thế nào?

Việc dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, trong đó có dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến vì dung dịch này có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công dẫn tới các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên và tùy tiện sản phẩm này lại có thể gây ra những hiệu ứng ngược.

Trong môi trường âm đạo tự nhiên có chứa loại vi khuẩn lactobacillus Doderlein. Chúng được co như những “chiến sĩ” tích cực trong việc ngăn ngừa, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và duy trì độ PH cân bằng của môi trường âm đạo. Khi dùng quá thường xuyên dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhất là khi thụt rửa sâu vào âm đạo, các chất tẩy rửa hoá học trong dung dịch có thể “tiêu diệt” các vi khuẩn có lợi trên. Môi trường âm đạo bị mất độ cân bằng sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn có hại bên ngoài, gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan sinh sản.

Do vậy, tốt nhất là không nên lạm dụng. Cách tốt nhất để chăm sóc “vùng kín” hàng ngày là rửa bằng nước sạch. Chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh vào những ngày trước và sau kỳ kinh hoặc sau khi sinh con và cần dùng đúng liều lượng cho phép ghi trên sản phẩm hoặc hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

2. Áp lực công việc cũng là nguyên nhân gây các bệnh “vùng kín”?

Có rất nhiều phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là “dân văn phòng”. Về thực chất thì áp lực công việc không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các bệnh này. Nhưng nếu công việc thường xuyên căng thẳng, thói quen ngồi lâu trước máy tính, ít vận động sẽ làm “cản trở” quá trình hồi lưu máu về các cơ quan sinh sản ở phần bụng dưới. Sức nặng vùng bụng cũng gây nên những “áp lực” cho tử cung, dạ con và các cơ quan sinh sản khác. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây nên các bệnh ở vùng kín.

3. “Yêu” nhiều có gây tổn thương cho âm đạo?

Tần suất “yêu” vượt mức cho phép luôn khiến cho âm đạo ở vào trạng thái bị kích thích cao độ, làm tổn thương các lớp niêm mạc và giảm khả năng kháng viêm, từ đó có thể dẫn tới xuất huyết hoặc chảy máu âm đạo.

4. “Chuyện ấy” bao lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ?

Khi ở vào trạng thái kích thích, các cơ quan sinh dục sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm. Do vậy, thời gian cho “chuyện ấy” nếu quá dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng kín và gây bệnh. Các chuyên gia tình dục cho rằng: 30 phút là khoảng thời gian “lý tưởng” cho “chuyên ấy”.

5. Sử dụng các chất bôi trơn khi “yêu” có gây tác dụng phụ không?

Ở điều kiện bình thường, khi “yêu”, âm đạo của phụ nữ thường tiết ra dịch nhờn giúp quá trình giao hợp trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, bạn cũng cần tới sự giúp đỡ của chất bôi trơn.

Chất bôi trơn nói chung không gây ra các tác dụng phụ đối với cơ quan sinh sản và sức khoẻ cơ thể. Nhưng để phát huy tác dụng của nó tới chất lượng cuộc sống tình dục của bạn, hãy tìm tới bác sỹ chuyên khoa để có được lời khuyên tốt nhất.

6. Vi rút HPV có liên quan tới bệnh ung thư vú?

HPV là một trong những tác nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Loại vi rút này không chỉ gây ra các bệnh ở tử cung mà còn gây nên các tổn thương ở vùng ngực của phụ nữ, nhất là ở núm vú.

Khi các vi khuẩn tấn công, ở quanh khu vực núm vú sẽ mọc lên các mụn cứng, không đau (giống với mụn cơm). Bệnh này thường kéo dài và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tắc tuyến sữa, ung thư vú
Những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc quá sớm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác.

7. Ngừa ung thư cổ tử cung thế nào?

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, chị em cần chú ý: tiêm phòng vắc xin, khám phụ khoa định kỳ, quan hệ tình dục lành mạnh, luôn chú ý giữ gìn vệ sinh “vùng kín”, từ bỏ rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác…
Read more…

Giảm các triệu chứng kinh nguyệt với Vitamin D

19:38 |

Phụ nữ bị thiếu hoặc không cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ chuột rút đau bụng kinh, ung thư vú, mệt mỏi, mất ngủ,…

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào hơn 200 tương tác trong cơ thể con người.

Chức năng nổi tiếng nhất của Vitamin D là hoạt động như một ống dẫn giúp cơ thể hấp thu canxi. Vitamin D giúp hấp thu canxi từ ruột và mang nó vào máu, nơi nó có thể được hấp thụ bởi xương và răng của bạn. Vì lý do này, vitamin D vô cùng quan trọng để xây dựng một hệ thống xương chắc khoẻ và ngăn ngừa loãng xương.

Vitamin D đặc biệt quan trọng với phụ nữ. Sự thiếu hụt vitamin D trong những năm quan trọng của tuổi dậy thì gắn liền với tăng nguy cơ loãng xương trong tương lai.

Vitamin D mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ trong các vấn đề kinh nguyệt và sinh sản như giảm triệu chứng chuột rút, hội chứng buồng trứng đa nang…

Làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt với Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò trong việc đưa canxi vào máu, không chỉ củng cố xương của bạn, nó cũng cho phép lượng canxi được sử dụng trong những cơ quan khác của cơ thể.

Phụ nữ bị thiếu hoặc không cung cấp đầy đủ canxi sẽ làm tăng nguy cơ chuột rút đau bụng kinh, ung thư vú, mệt mỏi, mất ngủ,…

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa kháng insulin – nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác. Vitamin D cũng giúp phụ nữ kiểm soát cân nặng.

Để ngăn chặn sự suy giảm Vitamin D

- Cách tốt nhất để đảm bảo bạn có đủ vitamin D là dành một khoảng thời gian vào mỗi sáng sớm để sưởi nắng.

Tuy nhiên trung bìnhchỉ cần sưởi nắng khoảng 30 phút mỗi sáng vì ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể gây hại như là quá ít, và tỷ lệ ung thư da có thể gia tăng.

Với những phụ nữ có làn da sáng màu chỉ cần 15 phút mỗi ngày sưởi nắng trên khuôn mặt và bàn tay của bạn là đã đủ vitamin D. Phụ nữ da sẫm màu hơn sẽ cần nhiều thời gian để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (khoảng 40 phút) vì mức độ melanin cao hơn làm chậm sự sản xuất vitamin D.

- Thức ăn giàu nguồn Vitamin D

Phụ nữ nên tăng cường vitamin D qua chế độ ăn. Nguồn vitamin D tốt nhất có thể được tìm thấy từ các sản phẩm sữa, trứng, cá nước lạnh như cá hồi và cá tuyết. Dầu gan cá tuyết cũng là một nguồn vitamin D tuyệt vời.
Read more…

Ăn sữa chua để chữa bệnh phụ khoa

19:25 |

Nếu thường xuyên ăn sữa chua, căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa của chị em sẽ được cải thiện đáng kể do độ PH trong âm đạo được cân bằng, đẩy lùi nấm ngứa.

Nhiều người quan niệm trước khi ăn cơm không nên dùng sữa chua vì vi khuẩn lactic sẽ mất tác dụng trong môi trường axit mạnh của dạ dày. Nhưng thực tế, trừ những khi quá đói, sữa chua luôn là thực phẩm có thể dùng trong mọi thời điểm. Loại thực phẩm rất thích hợp trong thời tiết oi bức ngày hè này bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.

Việc ăn sữa chua thường xuyên có thể giúp phụ nữ đẩy lùi nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Đối với chị em bị tiểu đường, nhiễm nấm âm đạo là bệnh lý kèm theo dễ mắc phải. Theo một nghiên cứu mới đây, việc mỗi ngày dùng 200 ml sữa chua có thể làm giảm độ PH trong âm đạo từ 6,0 xuống 4,0 (mức bình thường là 4,0 – 4,5), hiện tượng nhiễm nấm âm đạo cũng dần thuyên giảm.

ĐH Washington (Mỹ) từng tiến hành một thí nghiệm thú vị: cho những người tham gia lựa chọn một trong các loại thực phẩm có 200 kcal gồm sữa chua dẻo kèm theo một miếng đào, sữa chua, sữa bò hương vị đào, đào khô. Kết quả thật bất ngờ, so với các loại thực phẩm khác, những người lựa chọn sữa chua ít có cảm giác đói bụng hơn, thậm chí thấy “lưng lửng” no.

Bệnh viện NewYork cũng đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy sữa chua còn có tác dụng chống loãng xương. Các thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này, đặc biệt là canxi, vitamin D và các yếu tố vi lượng khác hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Tuy các kết quả nghiên cứu còn chưa thống nhất, nhưng phần lớn đều cho rằng canxi rất tốt cho xương của người ở mọi lứa tuổi.

Tác dụng thứ tư là giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu của ĐH Harvard, trong số những bệnh nhân cao huyết áp, những người uống mỗi ngày từ hai tới ba hộp sữa chua sẽ giảm tới 50% nguy cơ phát bệnh so với những người còn lại.

Sữa chua còn có tác dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Với hàm lượng vi sinh cao, sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa, trị táo bón, tiêu chảy, viêm ruột, nhiễm trùng Helicobacter pylori và các bệnh khác…Vì vậy, không lý do gì để bỏ qua một cốc sữa chua mát lạnh trong những ngày hè oi bức.
Read more…

Những kiểu ăn thích hợp cho người mắc bệnh phụ khoa

19:20 |

1. Viêm âm đạo – Ăn nhiều tỏi
Những bạn nữ ăn nhiều tỏi sẽ rất khó mắc bệnh viêm âm đạo. Bởi vì, trong tỏi chứa các chất diệt trùng tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn mạnh, giúp ức chế sự sinh sản và tăng trưởng của nấm Candida Albicans trong âm đạo.

2. Kinh nguyệt không đều – Uống sữa nóng cho thêm mật ong

Mỗi khi đến kỳ nguyệt san, không ít XX bị khó chịu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ… Vào những ngày này, một cốc sữa nóng thêm một ít mật ong mỗi tối sẽ giúp bạn giảm bớt trạng thái mệt mỏi, lấy lại tinh thần.

Bởi chất Kali trong sữa có tác dụng giảm đau, chống nhiễm trùng và làm giảm lượng máu kinh. Còn mật ong có tác dụng làm giảm sự căng thẳng và áp lực.

3. Đau bụng kinh – Ăn nhiều chuối tiêu

Chuối tiêu chứa nhiều Vitamin B6 có vai trò ổn định thần kinh, làm giảm lo lắng, cải thiện giấc ngủ và giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.

4. Bệnh về “núi đôi” – Ăn ngũ cốc nguyên hạt và rong biển

Ăn nhiều ngũ cốc có thể duy trì mức độ Estrogen thích hợp lưu thông trong máu. Rong biển có hàm lượng muối I ốt cao kích thích sự tiết dịch của tuyến yên, làm giảm mức độ Estrogen trong máu.


Bởi vậy, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và rong biển rất có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh về “núi đôi”.

5. Ung thư phụ khoa – Ăn rau quả có màu đỏ

Các loại rau quả có màu đỏ như táo, ớt, cà chua… có chứa thành phần giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư phụ khoa, cũng như phòng chống ung thư phụ khoa.

6. Ung thư buồng trứng – Ăn thực phẩm giàu Canxi

Các điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng của nữ giới thiếu canxi cao hơn 54% so với nữ giới được cung cấp đủ canxi. Vì thế, các bạn gái cần chú ý bổ sung canxi ngay từ lúc còn trẻ nhé!
Read more…

Rối loạn kinh nguyệt - những điều cần biết

00:23 |

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ, nặng hơn có thể gây ra vô sinh.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt?

Không hoàn toàn như vậy. Ở những  người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Kinh nguyệt rối loạn do dâu?

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột  cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

 Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Read more…