1) Viêm phần phụ
Bệnh viêm phần phụ là tổn thương hay gặp. Thường gặp ở người trẻ đường vào của bệnh là qua cổ tử cung ( viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung), qua tử cung vào vòi trứng hoặc đường bạch mạch, cũng có khi do đường máu
2) Chẩn đoán viêm phần phụ:
+ Hình thái lâm sàng điển hình:
- Trên phụ nữ trẻ, đau hạ vị và 2 hố chậu, sốt, khí hư bẩn
- Nắn vùng hạ vị đau, phản ứng nhẹ
- Đặt mỏ vịt thấy khí hư chảy từ trong buồng tử cung ra, âm đạo cổ tử cung đỏ. Thăm khám trong âm đạo nắn cổ tử cung đau, 2 phần phụ phù nề, nắn đau
+ Hình thái không điển hình:
- 50% các trường hợp không sốt, 20% chỉ đau 1 bên hố chậu, 40% có rong kinh.
- Các hình thái không điển hình thường gặp do Chlamydia hoặc do dùng kháng sinh ngay từ đầu nên sốt ít, khám tử cung bình thường hoặc có 1 khối bên cạnh tử cung nắn đau
* Chẩn đoán phân biệt : Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, chửa ngoài tử cung, huyết tụ thành nang, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng xoắn.
3) Điều trị viêm phần phụ :
- Viêm phần phụ do Chlamydia dùng kháng sinh nhóm : Quinolon ( Oflocet 200mg tiêm TM 2lần/ ngày hay Metronidazol 250mg 3lần/ ngày) Tetracyclin đường TM ( Vibramicin) TM 100mg x 3lần/ ngày
- Viêm phần phụ do Lậu cầu dùng Cephalosporin thế hệ 3- Claforal 3g tiêm TM trong 24h kết hợp với Metronidazol
- Các nguyên nhân khác vi khuẩn thường là Enterobacterie, yếm khí, Haemophilus, liên cầu.Thường dùng kháng sinh TM trong 7 ngày sau đó dùng đường uống đến khi hết các triệu chứng lâm sàng
Chú ý điều trị viêm phần phụ chỉ can thiệp tiểu phẫu khi điều trị nội khoa không kết quả. Bằng cách dẫn lưu mủ qua ổ bụng hay mở cùng đồ. Tiểu phẫu mở ổ bụng khi có viêm phúc mạc.