Viêm âm đạo kéo dài có dẫn đến ung thư thử cung không?

00:02 |

Hỏi:  "Tôi bị Viêm âm đạo do nấm 2 năm nay. Tôi đã uống và đặt thuốc một thời gian mà không khỏi. Tôi mới thay 2 loại thuốc khác nhưng bệnh lại nặng thêm. Mắc bệnh lâu ngày như vậy có dẫn đến ung thư tử cung không? Trong thời gian đặt thuốc có quan hệ vợ chồng được không? Nên chữa trị như thế nào?".

Trả lời:

Viêm âm đạo không phải là ung thư nhưng những tổn thương mạn tính kéo dài nhiều năm tại âm đạo và cổ tử cung có thể tạo điều kiện cho ung thư phát sinh và phát triển. Tuy vậy, không phải ai bị viêm âm đạo lâu ngày cũng bị ung thư.


Về điều trị viêm âm đạo bạn cần chú ý:

- Phải xác định rõ mầm bệnh gây viêm thuộc loại gì để chọn thuốc điều trị thích hợp. Ví dụ viên đặt Cloroxit và Metronidazol là các loại kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí. Metronidazol còn được dùng để diệt ký sinh trùng Trichomonas. Trường hợp của bạn phải dùng kháng sinh chống nấm.

- Người bệnh phải tăng cường giữ vệ sinh bằng việc giội rửa (để rửa đến đâu, chất bẩn trôi đi đến đấy) nhiều lần trong ngày. Cần giội rửa bằng nước sạch hoặc nước pha thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ. Quần, nhất là quần lót, phải được giặt sạch, ngâm nước sôi để diệt hết nấm bệnh.

- Cần điều trị cả cho chồng vì các nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể sinh sống tại đường sinh dục của người chồng và sẽ gây tái nhiễm cho người vợ khi đã được điều trị khỏi.

- Trong thời gian đặt thuốc, không nên có quan hệ vợ chồng. Nếu không giữ được thì nên sử dụng bao cao su.

Read more…

Nguyên nhân, cách nhận biết viêm âm đạo

00:13 |
Viêm nhiễm âm đạo là một loại bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại là nguyên nhân dẫn bạn đến với nguy cơ hiếm muộn và rất nhiều phiền toái khác. 

Nguyên nhân, cách nhận biết viêm âm đạo

1. Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo
Là chứng bệnh xảy ra tại chính bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ, viêm nhiễm âm đạo có thể xuất hiện do sự xâm nhập của vi trùng, vi nấm hoặc ký sinh trùng. Trong đó, vi trùng là nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo thường gặp nhất trong thời kỳ sinh sản của bạn, chiếm tới 40 – 50%. 20 - 25% trường hợp viêm nhiễm là do nấm Candida. Trichomonas chiếm 15 - 20% các trường hợp viêm âm đạo.
Và tác nhân gián tiếp đưa mầm bệnh vào cơ thể bạn chính là sự thiếu hiểu biết về vệ sinh sinh dục và vệ sinh tình dục, việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi làm thay đổi môi trường axít của âm đạo và một số nguy cơ khác bao gồm dùng dụng cụ tử cung, quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, có tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Viêm nhiễm âm đạo có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân, đời sống tình dục…của chị em phụ nữ. Nhiều trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ rất dễ tái phát hoặc để lại di chứng như teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung…Với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.
2. Cách nhận biết viêm âm đạo
Nhìn vào triệu chứng lâm sàng, bạn sẽ có thể xác định mình bị mắc chứng viêm nhiễm âm đạo hay không. Biểu hiện ban đầu và khá rõ ràng của bệnh là sự thay đổi dịch tiết âm đạo thông qua hiện tượng ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường... Ngoài ra còn có các dấu hiệu đi kèm như ngứa, rát bất thường ở vùng kín, viêm nề âm hộ, đau khi giao hợp, tiểu khó…
Để biết được một cách chính xác nhất, bạn hãy tới các Phòng khám phụ khoa kiểm tra bạn nhé!
Read more…

Bệnh viêm âm đạo thường có những triệu chứng gì?

00:01 |

Các triệu chứng của Viêm âm đạo không phải lúc nào cũng rõ rệt nhưng cũng có thể được nhận thấy với các biểu hiện là dịch âm đạo mỏng, màu trắng và có mùi hôi. Ngoài ra, khi bị viêm âm đạo, chị em có thể bị ngứa hoặc bị dị ứng ở "vùng kín", kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Các vi khuẩn gây viêm âm đạo có thể di chuyển từ bộ phận sinh dục của người phụ nữ để tới các cơ quan sinh sản. Điều này có thể rất có hại cho một người bị nhiễm bệnh. Thông thường, có những vi khuẩn tốt và xấu trong âm đạo nhưng khi các vi khuẩn có hại phát triển mạnh và tạo ra sự mất cân bằng thì sẽ dẫn tới nhiễm trùng.
Các triệu chứng chính của viêm âm đạo có thể như sau:
1. Có mùi hôi ở phần bộ phận sinh dục
2. Sau khi quan hệ tình dục, mùi càng nặng hơn
3. Nóng rát, xót khi đi tiểu
4. Dịch âm đạo thay đổi màu sắc từ trắng chất lỏng màu xám
5. Đau khung xương chậu 
6. Sinh sớm (nếu đang mang thai)
7. Sinh em bé nhẹ cân
8. Trong trường hợp phức tạp có thể dẫn đến hỏng thai
9. Các vấn đề vô sinh

Read more…

Phương pháp điều trị bệnh viêm âm đạo bằng thuốc

23:06 |

Phương pháp điều trị Viêm âm đạo bằng thuốc dựa theo từng chứng viêm khác nhau cũng có sự khác nhau:
1, Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: vi khuẩn này tồn tại trong nếp gấp và các tuyến của cổ tử cung, đồng thời cũng tồn tại ở trong niệu đạo và đường ruột, do đó cần điều trị trong ngoài kết hợp. Uống thuốc diệt khuẩn trichomonas, như metronidazole, mỗi lần 200mg, mỗi ngày 3 lần, uống trong 7 ngày. Sau khi uống thuốc cần làm xét nghiệm trichomonas, nếu là âm tính thì sau kỳ kinh nguyệt lần tới tiếp tục trị liệu một liệu trình để củng cố hiệu quả điều trị.
2, Điều trị cục bộ đồng thời, như dùng axit lactic hoặc axit axetic 0,5%~1% hoặc dung dịch kali permanganat để rửa âm đạo, mỗi ngày một lần.
3, Điều trị viêm âm đạo do nấm, có thể dùng 2%~3% nước soda để rửa âm đạo, âm hộ hoặc tắm; sau khi lau khô xong đặt thuốc Nystatin 250000 đơn vị vào sâu trong âm đạo, hoặc dùng kem Nystatin bôi lên thành âm đạo, mỗi tối một lần hoặc sáng 1 lần tối 1 lần, tổng cộng 10~14 ngày.
4, Lựa chọn hàng đầu khi điều trị viêm âm đạo không đặc tính là metronidazole, mỗi lần uống 500mg, mỗi ngày 2 lần, uống tổng cộng 7 ngày. Cũng có thể dùng thuốc cục bộ, mỗi lần 200mg, đặt vào âm đạo, 1 liệu trình là 7 ngày. Dùng clindamycin 300mg, mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tiếp trong vòng 7 ngày, hoặc dùng kem clindamycin 2% bên trong âm đạo, mỗi tối bôi 1 lần, dùng liên tiếp trong 7 ngày.
5, Điều trị viêm âm đạo ở người lớn tuổi có thể dùng thuốc đặt âm đạo, như dùng axit lactic hoặc axit acetic  1%; hoặc dung dịch rửa âm đạo kali permanganat 1:5000, mỗi ngày 1 lần để tăng độ PH trong môi trường âm đạo. Những người bị nặng cần bổ sung thêm estrogen. Dùng diethylstillbestrol 0,125~0,25mg, mỗi tối đặt vào trong âm đạo 1 lần, một liệu trình là 7 ngày.
Read more…

Những việc không nên làm khi bị viêm âm đạo

20:29 |

Bệnh nhân viêm âm đạo nên chú ý những 4 điều dưới đây:

1. Tránh uống rượu, hút thuốc lá

Do nicotine trong thuốc lá có thể là giảm lượng oxy trong máu, làm cho liên kết giữa máu và oxy yếu đi. Rượu cũng làm nóng và ẩm vùng kín của phụ nữ, do đó cần tránh uống các loại rượu, và các loại thực phẩm có chứa cồn như rượu gạo lên men, rượu thuốc đều không nên uống.





2. Tránh ăn nhiều hải sản

Các loại hải sản như cá biển, bạch tuộc, tôm, cua… có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và làm cho âm hộ càng ngứa ngáy khó chịu hơn. Vì vậy, muốn bệnh tình thuyên giảm thì không nên ăn các loại hải sản.

3. Tránh ăn đồ cay nóng

Ăn nhiều đồ cay nóng làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, gây sưng nướu, đau lưỡi, nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, và làm cho triệu chứng viêm âm đạo càng trở nên trầm trọng hơn.

4. Tránh thức ăn ngọt, béo nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm béo ngậy, nhiều dầu mỡ như mỡ, bơ, thịt lợn... và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem… cũng gây nóng, ẩm cơ quan sinh dục bởi chúng làm tăng lượng bài tiết âm đạo và ảnh hưởng lớn đến việc điều trị.

Read more…

Hiện tượng dịch âm đạo màu vàng ở phụ nữ

21:22 |
Đang trong độ tuổi sinh sản, bạn không cần quá lo lắng khi thấy xuất hiện dịch âm đạo. Bởi hiện tượng đó hoàn toàn là bình thường. Dịch âm đạo bình thường có màu trong hoặc trắng khi tiết ra là để giữ cho âm đạo sạch sẽ, vì nó thải các tế bào chết và các vi khuẩn ra ngoài.
Hiện tượng dịch âm đạo màu vàng ở phụ nữ

Dịch âm đạo là chất lỏng được sản xuất bởi tử cung, cổ tử cung và âm đạo. Nếu thấy dịch âm đạo có màu trắng, trong hoặc hơi vàng và khô là hoàn toàn bình thường.
Dấu hiệu bất thường là khi dịch âm đạo thay đổi màu sắc và có mùi hôi khó chịu. Dịch âm đạo không bình thường có thể khiến âm đạo ngứa hoặc có cảm giác nóng rát và kích thích.
Vì vậy, nếu bạn thấy mình có dịch tiết ra màu vàng, lại có mùi hôi thì hãy cảnh giác vì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng. Dưới đây các chuyên gia phụ khoa phòng khám Thiên Tâm chỉ ra một số nguyên nhân gây ra dịch âm đạo màu vàng ở phụ nữ:
Nguyên nhân dịch âm đạo có màu vàng
Có một số yếu tố gây ra tiết dịch âm đạo có màu màu vàng, dày và có mùi hôi.Một số phụ nữ có thể thấy có dịch này trước kì nguyệt san trong khi những người khác có thể có sau kì nguyệt san.Dịch âm đạo màu vàng có thể là dấu hiệu viêm âm đạo.
Viêm âm đạo có thể được gây ra bởi nấm men candida hoặc trichomonas. Viêm âm đạo do candida phổ biến hơn và nó có thể gây ra tiết dịch âm đạo dày, màu trắng hoặc màu vàng. Nếu tiết dịch âm đạo là màu vàng, xanh hoặc màu xám và sủi bọt thì rất có thể gây ra bởi trichomonas.Nếu tiết dịch âm đạo là màu trắng hoặc màu vàng, nhưng mỏng và đồng nhất, thì có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo thông thường.
Đôi khi, dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều có thể là một dấu hiệu của viêm cổ tử cung.Tiết dịch âm đạo màu vàng hoặc xám màu và mang một mùi hôi cũng được coi là dấu hiệu nhận biết khi chị em bị viêm cổ tử cung.Nghiêm trọng hơn, trường hợp bị viêm cổ tử cung còn có dấu hiệu là dịch âm đạo tiết ra kết hợp cả với mủ.
Một nguyên nhân khác cũng phải kể đến là polyp cổ tử cung (xuất hiện cục thịt bên trong ống cổ tử cung), các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và bệnh viêm vùng chậu.
Trong thời kì mang thai, chị em thường thấy có dịch âm đạo xuất hiện, có khi có màu vàng nhạt nhưng không có mùi. Hiện tượng này cũng hoàn toàn bình thường do sự gia tăng dòng chảy của máu đến khu vực âm đạo và cũng bởi vì mức độ tăng trưởng của các hormon thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dịch âm đạo có thể có màu trong hoặc trắng, nhưng ở cuối thai kỳ có thể chuyển sang màu vàng.
Hiện tượng dịch âm đạo màu vàng ở phụ nữ
Tuy nhiên, nếu dịch tiết âm đạo có bọt hoặc có mùi hôi và gây ngứa và kích ứng là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần được khám và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng đi kèm:
Dịch âm đạo màu vàng có thể không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác, nếu nó không liên quan tới bất kỳ loại nhiễm trùng hoặc vấn đề sức khỏe nào.
Nhưng, nếu nó gắn liền với bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh nào đó thì bạn thường có kèm theo các triệu chứng như ngứa hoặc cảm giác nóng rát và sưng tấy xung quanh âm hộ.
Dịch âm đạo màu vàng do nhiễm trùng có thể đặc, giống như phô mai, hoặc sủi bọt. Nó cũng có thể có mùi hôi và có thể được đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, đặc biệt là trong khi giao hợp.
Điều trị dịch âm đạo màu vàng
Các bác sĩ chỉ bắt đầu điều trị dịch âm đạo màu vàng sau khi xác định được nguyên nhân cơ bản thông qua các xét nghiệm cần thiết. Điều trị dịch tiết âm đạo màu vàng có thể khác nhau tùy theo mức độ và nguyên nhân cơ bản. Hãy chắc chắn giữ cho vùng sinh dục của bạn sạch sẽ và khô ráo, mặc quần áo phù hợp và tránh mặc đồ lót quá chặt, tránh việc sử dụng xà phòng thơm.
Read more…

Năm câu hỏi quan hệ mật thiết đến đời sống tình dục

20:04 |

Đời sống tình dục luôn là những điều tế nhị mà không phải ai cũng dám tâm sự, hoặc dám bộc lộ với bất kì ai. Trò chuyện với bác sĩ sản phụ khoa là cách dễ dàng nhất giúp bạn có thể biết được làm thế nào để tăng cường sức khỏe tình dục của mình.


Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu từ chối tâm sự cởi mở với bác sĩ sản phụ khoa, thì bạn sẽ gần như không thể cảm thấy cái gì là tốt và cái gì đang không ổn xảy ra trong đời sống tình dục của bạn. Bác sĩ sản phụ khoa là người am hiểu tại lĩnh vực đấy, họ đầy đủ kinh nghiệm, vì thế, họ có khả năng giải đáp các khúc mắc của bạn.

Tại đây là 5 câu hỏi quan hệ mật thiết đến đời sống tình dục mà bạn nên hỏi bác sĩ sản phụ khoa:

1. Ngứa âm đạo là bình thường, hay là nhiễm trùng gây ra mùi hôi và ngứa và Viêm nhiễn âm đạo?

Ngứa âm đạo là một vấn đề mà chị em không thích nói ra vì nhiều các chị em cảm thấy xấu hổ và cố gắng che giấu mỗi khi họ ghé qua bác sĩ sản phụ khoa. Hơn nữa, ngày nay rất nhiều chị em tự tìm kiếm các phương pháp tự điều trị qua các kênh thông tin trên internet và họ đều giải định rằng tình trạng ngứa của mình là do nấm men gây nên.

Nhiễm nấm men không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra ngứa âm đạo, một số nguyên nhân khác phải kể ra như: nhiễm khuẩn, rối loạn da âm hộ, bệnh qua đường tình dục hoặc thậm chí (trong trường hợp hiếm) là ung thư âm hộ.

Ngứa âm đạo là một trong những triệu chứng chính của bệnh ung thư âm hộ, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa của bạn bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình có triệu chứng đáng ngờ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc hơn là tự mua thuốc chống nấm men.

Âm đạo có mùi tự nhiên, và trừ khi nó được đi kèm với ngứa, bạn không cần phải lo lắng về nó.

2. Nếu tôi có quan hệ ngoài vợ chồng với một người đàn ông khác, tôi có nên lo lắng về Bệnh lây qua đường tình dục?

Điều này thực sự là một câu hỏi rất khó khăn, nhưng lại là thắc mắc của hầu hết phái yếu. Và chị em cần hiểu rằng nếu chẳng may bị Bệnh lây qua đường tình dục mà giữ bí mật không nói ra thì bệnh có thể sẽ càng trầm trọng và rối loạn hơn, thậm chí còn lây truyền cho các bạn tình khác.

Trong trường hợp bạn đã có “quan hệ tình cảm” với bất kì ai ngoài vợ ngoài chồng mình thì tốt nhất nên hỏi bác sĩ sản phụ khoa để biết bạn có thể bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đến đâu. Bác sĩ sản phụ khoa có thể sẽ cho bạn làm một loạt các xét nghiệm về Bệnh lây qua đường tình dục, nếu bạn bị Bệnh lây qua đường tình dục sẽ dễ dàng được chẩn đoán hơn. Bạn nên làm các xét nghiệm này ngay khi bạn có sinh hoạt tình dục mà không bảo vệ. Dù sao thì các xét nghiệm này sẽ giúp bạn yên tâm hơn phần nào.

3. Màu sắc của vùng kín thay đổi có bình thường không?

Sẽ là tốt hơn nếu bạn chia sẻ bất cứ điều gì thay đổi mà bạn để ý thấy ở khu vực bộ phận sinh dục của bạn với bác sĩ sản phụ khoa, vì điều này sẽ giúp bạn xác định và chữa bệnh nhiễm trùng một cách nhanh hơn. Rối loạn ở khu vực bộ phận sinh dục có thể có nguồn gốc từ âm hộ, và bất kỳ thay đổi trong kết cấu da hoặc màu sắc có thể đều nguy hiểm. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến cơn đau đớn khi chuyện sinh hoạt tình dục xấu đi, do đó, điều quan trọng là bạn nhận ra những triệu chứng này và chia sẻ suy nghĩ của bạn với bác sĩ sản phụ khoa.

Da bộ phận sinh dục cũng có thể bị rách trong khi sinh hoạt tình dục nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.

4. Tất cả các chị em đều trải qua cơn đau trong kì nguyệt san?

Nếu bạn đã từng trải qua những cơn đau trong kì nguyệt san hàng tháng, thì người đầu tiên bạn cần chia sẻ là bác sĩ sản phụ khoa. Mặc dù có rất nhiều thông tin trực tuyến có sẵn nhưng để tìm thông tin chính xác và phù hợp nhất với bạn không phải là đơn giản.

Những cơn đau này có thể là một kết quả của màng trong dạ con (endometriosis), mà hàng triệu các chị em gặp phải, điều này bạn sẽ không tự chẩn đoán được cho mình khi tìm kiếm thông tin có sẵn. Endometriosis là một bệnh có thể chữa được nếu sớm xác định trong giai đoạn đầu, vì vậy bạn nên nhớ nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa ngay cả những khó chịu nhỏ bất thường trong suốt thời gian “đèn đỏ” của bạn.

5. Làm “chuyện ấy” có đau không?

Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất để hỏi, đặc biệt là với những cô nàng còn trẻ, chưa một lần vượt qua “ranh giới”. Khi sinh hoạt tình dục không phải luôn luôn là niềm vui hay sự đau đớn. Các chị em cho rằng sự xâm nhập thường là đau đớn, chính vì vậy mỗi lần đau khi “yêu” họ không nhận ra rằng đó là các triệu chứng của bệnh tình dục.

Sex không phải là luôn luôn là một hành động gây đau đớn, và bình thường thì bộ phận sinh dục sẽ không bị đau trong khi giao hợp. Những cơn đau âm đạo đôi khi có thể tăng do sinh hoạt tình dục thô bạo, hoặc do bạn gặp trục trặc ở “vùng kín”. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa để biết chính xác nguyên nhân gây đau đớn của mình là tốt hơn cả.

Không bao giờ được e ngại khi hỏi về những vấn đề hết sức quan trọng với sức khỏe như thế này! Hãy chủ động hỏi các câu hỏi và biết mọi thứ về sức khỏe tình dục của mình để có một cuộc sống tình dục lành mạnh về sau này. Đó là lời khuyên của các bác sĩ sản phụ khoa dành cho tất cả phái yếu.

Read more…