Chất lượng trứng không tốt nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

23:57 |
Chất lượng trứng là điều kiện để trứng phát triển thành phôi sau khi được thụ tinh. Chất lượng trứng không tốt là nguyên nhân phổ biến dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.
Gọi là trứng “kém chất lượng” khi nào?

Tất cả phụ nữ có một số hữu hạn trứng trong cơ thể. Khi rụng trứng có thể sẽ được thụ thai để hình thành thai nhi. Nhiều người cho rằng, tất cả những vấn đề liên quan đến việc thụ thai là do số lượng trứng, miễn là chị em có nhiều trứng thì khả năng mang thai càng cao. Sự thật lại không hẳn vậy. Số lượng trứng không thành vấn đề, mà vấn đề ở chỗ chất lượng của trứng.

Chất lượng trứng là điều kiện để trứng phát triển thành phôi sau khi được thụ tinh. Một quả trứng “khỏe mạnh” cần phải có các nhiễm sắc thể và khả năng kết hợp các nhiễm sắc thể với tinh trùng. Một số trứng không có đúng các nhiễm sắc thể cần thiết nên không thể thụ tinh với tinh trùng để hình thành thai nhi.
Chất lượng trứng kém có thể gây vô sinh

Nguyên nhân làm cho trứng kém chất lượng?

Các vấn đề sức khỏe như đang phải xạ trị và hóa trị liệu, lạc nội mạc tử cung… hoặc do di truyền là nguyên nhân làm cho buồng trứng kém chất lượng. Ngoài ra, chất lượng trứng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của bạn. Ở độ tuổi 20 và đầu 30, chị em cần sẵn có một số lượng lớn trứng chất lượng tốt để thụ tinh. Tuy nhiên, vì lý do tuổi tác mà trứng sẽ bắt đầu giảm chất lượng cũng như số lượng. Ở trong độ tuổi cuối 30 hoặc đầu 40, có thể số lượng trứng kém chất lượng sẽ nhiều hơn so với trứng có chất lượng tốt.

Trứng kém chất lượng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Chất lượng trứng có tác động rất lớn về khả năng sinh sản của chị em. Nếu chị em có trứng kém chất lượng, khả năng mang thai và tránh thai sẽ khó thành công hơn. Phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 có 40% cơ hội thụ thai mỗi chu kỳ, còn với phụ nữ trên 40 tuổi thì tỉ lệ này chỉ còn 25%. Điều này là do phụ nữ lớn tuổi có xu hướng có ít trứng hơn và chất lượng trứng cũng kém đi.

Trứng chất lượng thấp có thể là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh vì những lý do sau: Thứ nhất, trứng kém chất lượng có thể làm cho việc thụ thai một đứa trẻ rất khó khăn. Nếu một em bé được hình thành từ một quả trứng kém chất lượng, thai kì có thể phát triển không tốt hoặc không giữ được em bé trong vài tuần đầu tiên. Thứ hai, nhiều trứng kém chất lượng và khi đã được thụ tinh cấy ghép vào tử cung. Việc cấy ghép không có gì là sai nhưng chỉ đơn giản là trứng không đủ sức khỏe để phát triển và phân chia, dẫn đến sảy thai.

Kiểm tra chất lượng trứng như thế nào

Để có một sức khỏe sinh sản tốt, điều quan trọng là chị em cần phải chăm sóc sức khỏe của mình thường xuyên, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Đi khám sản phụ khoa sẽ giúp chị em biết chắc chắn rằng trứng của mình có khỏe mạnh và có chất lượng tốt hay không. Những phụ nữ đang điều trị vô sinh và trên 37 tuổi thường được kiểm tra chất lượng trứng.   
Kế hoạch hóa gia đình
Read more…

Dấu hiệu bệnh viêm phần phụ mãn tính

23:41 |
Viêm phần phụ mãn tính thường là hậu quả của nhiễm khuẩn cấp tính ở đường sinh dục.

Các dấu hiệu thường thấy ở viêm phần phụ mạn tính là:

- Đau bụng:

Đau ở hai bên hố chậu, thường đau nhẹ, nhưng đôi khi có cơn đau kịch phát, đau nhiều khi đi lại.

- Ra khí hư:

Khí hư ra nhiều, màu đục, vàng xanh, có mùi hôi.

- Rối loạn kinh nguyệt:

Đây là dấu hiệu ít gặp, nếu có thường là đa kinh hay chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại hoặc rong kinh.

- Hội chứng trong ngày phóng noãn:

Vào ngày rụng trứng (phóng noãn) thường có 3 dấu hiệu: Đau, khí hư, xuất huyết.

Ngoài ra các dấu hiệu trên, bệnh nhân thường sốt nhẹ, nằm thì đỡ.
Read more…

Nhiễm khuẩn sinh dục gây tắc vòi trứng ở nữ giới

23:36 |
Vòi trứng vốn rất nhỏ nhưng khi bị chít hẹp thì sẽ nhỏ hơn nữa do dính với các cơ quan lân cận hay do hậu quả viêm vòi trứng.
Lây truyền chính qua đường tình dục

Chít hẹp vòi trứng có thể do dị tật bẩm sinh (mặc dù rất hiếm gặp), gây thiếu hụt một phần hay cả vòi trứng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn lậu - ngòi nổ đầu tiên bắt nguồn từ nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung.

Tử cung, buồng trứng và cả vùng tiểu khung đều có thể bị nhiễm khuẩn ở những mức độ khác nhau. Theo thống kê, phụ nữ quan hệ với nhiều bạn tình hay với bạn tình đã từng nhiễm lậu… đều có thể là nguyên nhân của ít nhất 50% trường hợp viêm tiểu khung. 15% phụ nữ bị nhiễm khuẩn lậu ở cổ tử cung tuy không thể hiện triệu chứng nhưng đã phát triển thành viêm vòi trứng cấp. Ngoài ra, những phụ nữ không quan tâm đúng mức đến vệ sinh hằng ngày, bị nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu… cũng dễ gặp tình trạng chít hẹp vòi trứng.

Vòi trứng bình thường chỉ gần bằng đầu nhỏ của chiếc đũa ăn cơm nhưng khi nhiễm khuẩn thì to hơn ngón chân cái và chứa mủ. Viêm vòi trứng cấp có thể xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu như sốt, đau hay cảm giác căng đầy vùng bụng dưới; đau lan xuống hai chi dưới, dịch âm đạo có mủ, nhức đầu, buồn nôn hay nôn. Hậu quả của viêm vòi trứng cấp là chít hẹp hay tắc vòi trứng.

Dễ nhiễm khuẩn khi hành kinh

Cổ tử cung đóng vai trò như bộ phận ngăn cản nhiễm khuẩn do bài tiết chất niêm dịch chảy vào âm đạo. Chất niêm dịch này chứa các enzyme có khả năng phân hủy vi khuẩn nhưng khi sẩy thai, nạo thai, sinh đẻ, đặt dụng cụ tử cung hay làm phẫu thuật ở cổ tử cung… thì sự nhiễm khuẩn có điều kiện thuận lợi để vượt qua hàng rào ngăn cản này.

Sau khi sinh con, nguy cơ phụ nữ bị viêm tiểu khung là 2% nhưng có thể tăng lên đến 10% ở những phụ nữ có bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không được phát hiện.

Ngay cả khi sự nhiễm khuẩn lan tràn cả tử cung, hai vòi trứng và hai buồng trứng gây ra viêm tiểu khung cũng do sự nhiễm khuẩn ngược dòng đi lên, bắt đầu từ viêm âm đạo và lan qua ống cổ tử cung. Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn hai vòi trứng có thể xảy ra do viêm ruột thừa hoặc do nhiễm khuẩn huyết nặng chứ không phải do lây truyền qua đường tình dục.

Sự nhiễm khuẩn tiểu khung chủ yếu diễn ra theo đường đi lên, vi khuẩn đi theo tinh trùng khi quan hệ tình dục, đi vào tử cung và lan lên hai vòi trứng. Những co bóp khi khoái cực cũng có thể tạo thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn đi vào tử cung. Khi hành kinh, sự nhiễm khuẩn ở cổ tử cung dễ lan tràn vì lúc này lỗ trong của ống cổ tử cung mở. Tử cung, buồng trứng và cả vùng tiểu khung đều có thể nhiễm khuẩn ở những mức độ khác nhau. Vì thế, phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục như viêm âm đạo - cổ tử cung, viêm niệu đạo là có thể phòng ngừa được sự phát triển thành viêm vòi trứng, viêm tiểu khung.

Dễ tắc vòi trứng vì nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn ở cổ tử cung và vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn. Vòi trứng bị nhiễm khuẩn có thể để lại sẹo và tắc vòi nên nhiều khi trứng đã gặp tinh trùng ở vòi trứng nhưng không thể di chuyển về tử cung để làm tổ mà phát triển ngay tại vòi trứng, gây mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, vòi trứng không phải là nơi thích hợp để thai phát triển, không thể dãn to theo sự tăng trưởng của thai, vì thế gây cảm giác đau và có thể vỡ. Nếu vỡ vòi trứng sẽ gây chảy máu nghiêm trọng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được truyền máu và phẫu thuật kịp thời.
Read more…

Cách phòng bệnh viêm vùng chậu

01:02 |
Triệu chứng bệnh viêm vùng chậu
Dấu hiệu nhận biết trên lâm sàng trong viêm vùng chậu rất đa dạng. Triệu chứng ban đầu chỉ là một cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới, những triệu chứng khác có thể gồm có khí hư âm đạo (huyết trắng âm đạo ra nhiều hơn kèm theo có mùi tanh hơn, màu sắc huyết trắng có thể chuyển sang màu hơi xanh hoặc màu vàng), xuất huyết không đều, đau bụng khi kinh kỳ và giao hợp đau, tiểu khó. Những dấu hiệu toàn thân của nhiễm khuẩn như: sốt trên 38 độ C, run lạnh, đau cơ, nôn,… Xuất huyết tử cung bất thường hay tiểu khó có thể là chứng cớ lâm sàng duy nhất của bệnh viêm vùng chậu.

Phòng bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu có thể lây lan qua đường tình dục vì vậy, để dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cần thiết lưu ý đến một số các biện pháp sau:

Đối với thanh thiếu niên cần được gia đình và nhà trường tuyên truyền giáo dục và thông tin y tế, nhất là những nguy hiểm của các bệnh lý lây qua đường tình dục. Thực hiện chế độ đời sống một vợ một chồng. Đối với các quan hệ tình dục nghi ngờ cần sử dụng biện pháp tình dục an toàn như dùng bao cao su…

Phụ nữ khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa phải đúng cách, theo sự chỉ dẫn trên mỗi chai thuốc rửa, lưu ý không thụt rửa vào âm đạo mà chỉ rửa vùng âm hộ nhằm tránh các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Đặc biệt không nên tự ý đặt thuốc âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ sản khoa.
Read more…

Kinh nguyệt không đều liệu có đáng ngại?

00:44 |
Chu kỳ kinh nguyệt rất khác nhau giữa người này và người khác. Một số chu kỳ rất đều nhưng một số chu kỳ không được báo trước.
Trung bình, phụ nữ có chu kỳ kinh từ 21 đến 35 ngày và kinh nguyệt kéo dài 3-5 ngày. Chu kỳ kinh không đều có thể cần điều trị.
Thế nào là kinh nguyệt không đều?
Bạn có thể có chu kỳ kinh không đều, nếu:
· Thời gian giữa các chu kỳ bị thay đổi.
· Mất máu trong kỳ kinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
· Số ngày có kinh dài hơn bình thường.
Điều trị kinh nguyệt không đều tùy thuộc vào nguyên nhân và mong muốn sinh con sau này của bạn. Những thay đổi về nồng độ hóc-môn estrogen và progesteron của cơ thể có thể phá vỡ mô hình bình thường của chu kỳ kinh. Đó là lý do tại sao những bé gái ở tuổi dậy thì và phụ nữ mãn kinh thường có chu kỳ kinh không đều.Chù kỳ kinh nguyệt không đều có cần điều trị không?
Các nguyên nhân khác gây kinh nguyệt không đều bao gồm:
· Dùng dụng cụ tử cung không thích hợp.
· Thay đổi thuốc tránh thai hoặc dùng một vài thuốc.
· Tập luyện quá mức.
· Bệnh buồng trứng đa nang.
· Có thai hoặc cho con bú.
· Sẹo (dính) nội mạc tử cung nghiêm trọng, còn được gọi là hội chứng Asherman.
· Căng thẳng.
· Cường giáp.
Điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào?
Chu kỳ kinh không đều do dậy thì và mãn kinh thường không cần điều trị. Điều trị kinh nguyệt không đều do các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
· Điều chỉnh hoặc điều trị bệnh ẩn dưới. Nếu kinh nguyệt không đều, bạn nên đi khám bệnh để được xét nghiệm máu – kiểm tra nồng độ hóc-môn và chức năng tuyến giáp. Hội chứng buồng trứng đa nang và cường giáp là hai nguyên nhân phổ biến của chu kỳ kinh không đều ở phụ nữ. Điều trị những rối loạn này rất phức tạp và khác nhau giữa người này và người khác. Nói chung, mục tiêu điều trị là hồi phục sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có thể dùng thuốc tránh thai hoặc các hóc-môn khác để tạo chu kỳ kinh.
Cường giáp được điều trị bằng thuốc (giúp giảm lượng hóc-môn tuyến giáp mà cơ thể sản sinh ra), i-ốt phóng xạ, và đôi khi cần phẫu thuật.
· Thay đổi biện pháp tránh thai. Một số phụ nữ có chu kỳ kinh không đều khi dùng dụng cụ tránh thai. Nếu chu kỳ kinh của bạn không trở về bình thường trong vòng 3 tháng dùng dụng cụ tránh thai, hãy đi khám bệnh để xem liệu bạn có phải tháo dụng cụ tử cung hay không. Nếu chu kỳ kinh không đều khi bạn dùng thuốc tránh thai, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng loại thuốc tránh thai khác.
· Thay đổi lối sống. Một số phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh do tập luyện quá nhiều. Giảm tần suất và cường độ tập luyện có thể giúp chu kỳ kinh của bạn trở về bình thường.
Căng thẳng dẫn tới nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh không đều. Các kỹ thuật thư giãn và tư vấn có thể có lợi cho bạn.
Những thay đổi nhiều về cân nặng cũng tác động tới chu kỳ kinh của bạn. Tăng cân có thể cản trở khả năng rụng trứng của cơ thể, khiến kinh nguyệt không đều. Giảm cân có thể giúp hồi phục chu kỳ kinh không đều. Sụt cân nhanh và nhiều có thể dẫn tới chu kỳ kinh thưa hoặc không đều.
· Liệu pháp hóc-môn. Chu kỳ kinh không đều thường là do thiếu hoặc mất cân bằng hóc-môn trong cơ thể. Thuốc tránh thai chứa các hóc-môn estrogen và progesterone thường được kê đơn để kiểm soát chu kỳ kinh không đều.
Các hóc-môn khác cũng được kê cho phụ nữ có chu kỳ kinh không đều và khó có thai.
· Phẫu thuật. Đôi khi, sẹo hoặc các rối loạn cấu trúc trong tử cung hay ống dẫn trứng có thể dẫn tới chu kỳ kinh không đều. Có thể tiến hành phẫu thuật để chỉnh sửa những rối loạn cấu trúc hoặc dị tật bẩm sinh, nhất là ở phụ nữ muốn sinh con. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện để lấy bỏ mô sẹo (dính) nghiêm trọng trong đường sinh dục.
Khi nào cần khám bệnh?
Bạn nên đi khám bệnh nếu có một trong những triệu chứng sau:
· Không thấy từ 3 chu kỳ kinh trở lên mỗi năm.
· Chu kỳ kinh dài hơn bình thường (trên 35 ngày).
· Chu kỳ kinh ngắn hơn bình thường (dưới 21 ngày).
· Bị mất máu nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh.
· Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
· Đau nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh.

Read more…

Bảy nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ

00:35 |
Viêm phần phụ là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, do vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục gây nên. Nguyên nhân phát bệnh viêm phần phụ rất nhiều, như mặc quần áo quá chật, không chú ý vệ sinh trong thời gian có kinh nguyệt. 

Theo chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm thì nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phần phụ rất nhiều, có thể được chia ra những nguyên nhân sau:

Ngồi lâu: ngồi lâu sẽ làm cho quá trình tuần hoàn máu khó khăn hơn, ảnh hưởng đến việc chức năng giải độc của buồng trứng và phần phụ, dẫn đến nguy cơ bị viêm phần phụ.

Thường mặc trang phục bó sát cơ thể, làm dịch âm đạo bị tích tụ, từ bệnh viêm âm đạo sẽ tiến triển đến bệnh viêm phần phụ.

Sức đề kháng cơ thể suy giảm sau khi sinh em bé, hoặc bị sảy thai, nguồn bệnh theo đường sinh sản sẽ lan sang ống dẫn trứng, buồng trứng, kế đó sẽ lan sang vùng chậu dẫn đến bệnh viêm này.

Không chú ý vệ sinh trong thời kì kinh nguyệt, hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ tình dục trong khi có kinh.

Một bộ phận nào đó trên cơ thể bị viêm nhiễm, và chưa được điều trị kịp thời, nguồn bệnh sẽ lây lan theo đường máu, dẫn đến bệnh viêm ống dẫn trứng.

Viêm vùng chậu, hoặc viêm phụ cận ống dẫn trứng, có thể trực tiếp dẫn đến bệnh viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, bệnh viêm thường phát sinh ở vùng lân cận của một bên ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu: lậu cầu sau khi bám vào niêm mạc sẽ tăng sinh và dẫn đến bệnh viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng.
Read more…

Các loại viêm âm đạo và cách chữa

23:32 |

Viêm âm đạo do nấm men Candida (Albican hay non – albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp trùng (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể gặp trong 90% các trường hợp viêm âm đạo.


Thuốc thường dùng trong điều trị viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas là metronidazole hoặc tinidazole uống 1 liều duy nhất. Hoặc có thể dùng metronidazole uống ngày 2 lần trong 7 ngày.

Niệu đạo, tuyến Skene và tuyến Bartholin (ở phía ngoài) cũng thường bị nhiễm Trichomonas cho nên nếu dùng gel metronidazole bôi sẽ không hiệu quả bằng các thuốc uống. 

Bạn tình của người bị nhiễm Trichomonas cũng cần được điều trị và cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả hai không còn triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp như ngứa, đau mỗi khi giao hợp, khí hư có màu, mùi bất thường…

Phụ nữ cho con bú cần kiêng cho bú trong thời gian điều trị cho đến 12 – 24 giờ sau liều metronidazole cuối cùng. Còn với thuốc tinadazole, kiêng cho bú trong thời gian điều trị và 3 ngày sau liều cuối cùng.

Metronidazole (flagyl) là liệu pháp lựa chọn cho cả những bệnh nhân có khả năng miễn dịch tốt và không tốt. Với những phụ nữ không thể dùng metronidazole thì điều trị tại chỗ bằng thụt rửa sâu vào âm đạo với nonoxynol-9 và podovidone-iodine tỏ ra có hiệu quả nhưng còn cần nghiên cứu thêm mới có thể khẳng định.

Tóm lại, khi bị viêm âm đạo, cần đến khám và tư vấn tại các thầy thuốc sản phụ khoa để được điều trị triệt để, tránh tái phát.
Read more…