Khi bị bệnh viêm vùng kín không nên giấu

01:33 |
Nhiều bạn chưa lập gia đình và cũng chưa quan hệ nhưng có biểu hiện bất thường ở vùng kín như thỉnh thoảng bị khí hư, lúc vàng sậm, lúc lại trắng đục, ngứa, bụng dưới đau... muốn đi khám nhưng lại ngại.


Những thông tin sau có thể giúp bạn hiểu rõ các bệnh ở vùng kín, để có hướng đi khám sớm.

Khí hư, hay còn gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Khí hư sinh lý có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ra ít, lỏng, nhưng đến thời điểm rụng trứng, khí hư ra rất nhiều, dai. Khí hư sinh lý có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, là chất bôi trơn, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung kết hợp với trứng.

Bên cạnh khí hư sinh lý, trong nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục. Các bệnh này nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ sẩy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khí hư bệnh lý có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, có mùi hôi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa cơ quan sinh dục. Tùy theo tổn thương, vị trí viêm trong đường sinh dục mà màu sắc khí hư sẽ khác nhau.

Khí hư trong (dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi): Dấu hiệu của u xơ tử cung, polip cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.

Khí hư loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục: dấu hiệu viêm âm đạo.

Khí hư nhiều đặc, dính như hồ, có màu đục: Dấu hiệu viêm cổ tử cung.

Khí hư loãng như nước: Dấu hiệu viêm tử cung.

Khí hư giống như mủ (vàng hoặc xanh): Viêm phần phụ (vòi trứng), nhiễm nấm.

Khí hư ra nhiều, xuất hiện sau giao hợp vài ngày, như mủ, đặc, màu xanh: dấu hiệu viêm nội mạc tử cung.

Khí hư vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa: Dấu hiệu rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.

Khí hư lẫn máu, ra máu bất thường: dấu hiệu của ung thư tử cung. Ung thư tử cung có những dấu hiệu như máu ra bất thường (dù ngoài chu kỳ nguyệt san), kèm theo đau bụng hoặc không, khí hư nặng mùi hoặc có lẫn máu.

Khí hư ra nhiều, ngứa ngáy: nhiễm nấm Candida và trùng roi gây ngứa.

Khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Trường hợp khí hư lúc màu vàng sậm, lúc lại là trắng đục, vùng kín rất ngứa, bụng dưới đau tức như bị ứ đọng một cái gì đó là dấu hiệu của việc viêm đường sinh dục. Viêm đường sinh dục không chỉ xảy ra ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục, sinh con... mà nhiều em gái nhỏ và phụ nữ chưa quan hệ tình dục cũng mắc phải. Nguyên nhân là do vệ sinh kém, do hoạt động của hệ nội tiết... Bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt và không nên giấu kín. Bạn có thể khám tại trạm y tế xã, trung tâm y tế hoặc bệnh viện phụ sản của tỉnh...

Bạn cũng nên nói với bác sĩ về việc bạn chưa có gia đình, chưa có quan hệ tình dục để bác sĩ có biện pháp thăm khám phù hợp. Chính sự e ngại và xấu hổ khi nghĩ tới việc đi khám phụ khoa, hay phải chia sẻ căn bệnh của mình với những người có chuyên môn khiến cho rất nhiều chị em mắc bệnh này không được điều trị, hay điều trị không đúng phương pháp. Hậu quả là bệnh ngày càng nặng, điều trị càng khó khăn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Read more…

Bệnh viêm vùng chậu là bệnh gì?

01:29 |

Nguyên nhân viêm vùng chậu

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm vùng chậu, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu hay chlamydia. Trong quá trình giao hợp, mầm bệnh sẽ bám vào cổ tử cung. Từ đó gây viêm nhiễm cổ tử cung, khi cô tử cung bị viêm nhiễm và hở ra, các vi khuẩn sẽ tấn công vào tử cung, vòi trứng, buồng trứng và ổ bụng, gây ra các ổ nhiễm trùng nặng.


Viêm vùng chậu là một bệnh lý chỉ tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ. Bình thường, cổ tử cung sẽ là nơi ngăn chặn vi khuẩn ở âm đạo xâm nhập vào các cơ quan bên trong. Nếu cổ tử cung bị hở hoặc vì một lý do nào đó thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các cơ quan bên trong bao gồm: tử cung, vòi trứng, buồng trứng và gây viêm nhiễm. Các cơ quan này bị nhiễm trùng có thể dẫn đến vô sinh.

Tuy nhiên, có những trường hợp bác sĩ cũng không thể xác định được nguyên nhân khiến vi khuẩn tấn công vào các cơ quan bên trong cỗ tử cung. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân có thể gây viêm vùng chậu như: nhiễm trùng hậu phẫu, ống dẫn lưu nước tiểu, phá thai…

Triệu chứng viêm vùng chậu

Các triệu chứng thường thấy khi vị viêm vùng chậu là:

Đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, chảy máu âm đạo bất thường.

Đau trong và sao khi giao hợp.

Tiết dịch hôi ở âm đạo.

Sốt và run.

Vô sinh hoặc bán vô sinh.
Read more…

Ảnh hưởng của u xơ tử cung khi mang thai

00:39 |

Thường thì nhân xơ tử cung không ảnh hưởng tới thai. Sự thật là có rất nhiều người phụ nữ có thai kèm với một nhân xơ tử cung nhỏ. Tuy nhiên, có một số ít nhân xơ có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.

Đa số nhân xơ tử cung nằm ở thân tử cung và chỉ có một số rất ít nằm ở quanh cổ tử cung. Rất hiếm khi thấy nhân xơ ở tuổi vị thành niên nhưng sau những năm 20 và 30 tuổi, tỉ lệ phụ nữ có nhân xơ tử cung tăng lên. Tỉ lệ cũng gặp nhiều hơn ở những phụ nữ lớn tuổi mới có thai, và ở người có thai lần 2 bị nhân xơ tử cung mặc dù lần thứ nhất không có.

Nhân xơ tử cung có thể là một nguyên nhân của việc chậm có con. Trong trường hợp cho rằng nhiều khả năng nguyên nhân của vô sinh là do nhân xơ tử cung thì nên bóc khối nhân xơ.

Thường thì nhân xơ tử cung không ảnh hưởng tới thai. Sự thật là có rất nhiều người phụ nữ có thai kèm với một nhân xơ tử cung nhỏ. Tuy nhiên, có một số ít nhân xơ có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.

Trong thai kỳ, khối u xơ tử cung sẽ to nhanh hơn, nhất là những khối u trước khi mang thai lớn hơn 6cm. Các khối nhân xơ lớn sẽ cản trở sự bình chỉnh của thai, do đó làm cho thai nhi không xoay đầu xuống sau khi được 30 tuần tuổi và khó có khả năng sinh ngã âm đạo (sinh thường). Tuy nhiên, nếu như thai xoay đầu xuống được và u xơ tử cung không cản trở thai đi vào âm đạo thì sinh thường vẫn được.
Read more…

Bệnh viêm âm đạo và phương pháp điều trị

00:07 |
Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.

Bệnh thường không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng khó nhận biết như: huyết trắng nhiều nhưng không thường xuyên, rong huyết ít, đau vùng bụng dưới… Những người có nguy cơ bị viêm ân đạo cao là những người có nhiều bạn tình.

Bệnh nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến viêm dính vùng chậu, gây đau vùng chậu mãn tính và tắc vòi trứng.

Triệu chứng viêm âm đạo

Tiết dịch âm đạo, thường không màu và không có mùi, đau khi giao hợp, có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát âm đạo, đau khi đi tiểu, xuất huyết âm đạo, đau vùng bụng dưới

Phương pháp điều trị:

Bệnh nhân thường sẽ được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh.

Metronidazole hay clindamycin, tại chỗ hay đường uống là chọn lựa cho viêm âm đạo do tạp trùng (Clindamycin có ảnh hưởng đến Lactobacili trong khi metronidazole không có). 

Đối với trichomonas, liều dài hạn hay ngắn hạn của metronidazole đều có hiệu quả tương đương (RR 1,12 CI95% 0,58-2,16) (12). Với nguyên nhân nấm men, nhóm azole tỏ ra có hiệu quả hơn nhóm nystatin, đường tại chỗ thường được sử dụng hơn.

 Các nhóm STDs khác tùy theo nguyên nhân sẽ có điều trị đặc hiệu. Trong thai kỳ, không khuyến cáo sử dụng nhóm azoles đường uống; nhóm Metronidazole tuy chưa có bằng chứng gây quái thai, vẫn khuyên nên sử dụng sau 20 tuần thai, có thể uống hay đặt âm đạo.
Read more…

Phương pháp điều trị viêm loét cổ tử cung

23:43 |
Viêm loét cổ tử cung là một loại bệnh của viêm cổ tử cung, là căn bệnh do bề mặt cổ tử cung bị viêm đã tiết ra khá nhiều mủ, dung dịch mủ này làm lớp biểu mô của cổ tử cung mềm nhũn ra, chết đi rồi bong ra từng mảng, bề mặt cổ tử cung sau đó lại mọc lên một lớp biểu mô mới, nhưng do lớp biểu mô mới này khá mỏng và trong suốt, làm nổi rõ mạch máu và các tổ chức ở trong, nhìn giống như một vật bị thối rữa, bóng đỏ, cho nên gọi là bệnh loét trợt cổ tử cung.
Bệnh loét trợt cổ tử cung thường phân ra làm 3 mức, nếu diện tích bị loét nhỏ hơn 1/3 diện tích cổ tử cung, thì gọi là loét nhẹ; nếu diện tích bị loét chiếm 1/2 diện tích cổ tử cung thì gọi là loét vừa (tức loét trung bình); nếu diện tích bị loét vượt quá 1/2 diện tích cổ tử cung thì gọi là loét nặng.

Phòng chống bệnh viêm loét cổ tử cung như thế nào?

Để phòng chữa bệnh viêm loét cổ tử cung được tốt phải hết sức chú ý giữ vệ sinh nửa cơ thể dưới. Mỗi tối đều phải rửa sạch cửa mình, giữ sạch sẽ bộ phận hội âm, thường xuyên thay giặt quần lót. Chú ý giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt và khi sinh hoạt tình dục. Xin chớ tự phá thai, nạo thai. Khi sinh đẻ, cố gắng tránh không để rách cổ tử cung. Nếu phát hiện thấy cổ tử cung bị rách thật sự, phải nhanh chóng khâu lại ngay.

Khi kiểm tra lại cơ thể sau khi đẻ, càng phải chú ý xem cổ tử cung đã bình phục hay chưa. Nếu phát hiện thấy cổ tử cung bị viêm, phải chữa ngay. Kịp thời chữa khỏi chứng viêm đường âm đạo cũng là một mắt xích quan trọng để phòng tránh chứng viêm cổ tử cung. Nếu không kịp thời, tích cực chữa trị chứng viêm cổ tử cung, không những có thể bị chuyển sang viêm mạn tính mà lớp mủ đặc dính do cổ tử cung tiết ra còn ngăn không cho tinh trùng đi qua, khiến người mẹ không thụ thai được, vì thế phải rất tích cực chữa trị. Khi chữa bệnh, phải đặt loại thuốc kháng sinh đặc trị vào chính chỗ bị viêm và uống cả kháng sinh dùng cho toàn thân, đồng thời phải tạm ngứng sinh hoạt tình dục. Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm cổ tử cung mạn. 

Có thể bôi các loại thuốc như Nitrat bạc 25 - 50%, Permanganat ka-li loại 40% hoặc kết tinh acid crôm nguyên chất vào chỗ loét, kết quả điều trị khá tốt. Các phương pháp chữa trị khác như đốt điện, là điện, phẫu thuật lạnh, chiếu laser, cắt bỏ,v.v…đều có thể áp dụng được. Phương pháp đốt điện va là điện là phương pháp dùng dòng điện cực nóng đốt vào lớp biểu mô bị viêm, để giúp cho lớp da non mọc tốt hơn. Phương pháp phẫu thuật lạnh là phương pháp lợi dụng dung dịch ni-tơ đặc, chế tạo ra luồng nhiệt độ thấp từ 600 đến 1900, phun luồng nhiệt độ thấp đó vào chỗ bị loét, làm ngưng mạch máu ở chỗ bị viêm, khiến tổ chức bị viêm đông cứng lại, bị chết mà bong ra. Phương pháp chiếu tia laser là phương pháp dùng chùm tia laser phá hoại thân tuyết, lớp biểu mô của ổ bệnh. Đối với những người phải làm các phẫu thuật trên, chỉ cho phép tiến hành phẫu thuật sau khi họ đã sạch kinh được 3 ngày. Phương pháp phẫu thuật khoét chóp là phương pháp cắt bỏ lớp biểu mô bị viêm theo hình chóp. Hiệu quả của phương pháp này rất đảm bảo.

Còn về việc áp dụng cách chữa trị nào cho thật thích hợp với từng người, đều phải do bác sĩ khám xét, tùy theo tình hình bệnh trạng cụ thể của mỗi cá nhân mà xác định lựa chọn cho phù hợp. Đối với bệnh loét trợt cổ tử cung, để phân biệt và loại trừ bệnh ung thư cổ tử cung, trước tiên phải làm sinh thiết cổ tử cung.

Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị đã được bác sĩ chỉ định và nhớ tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Read more…

Những thói quen gây hại vùng kín

23:36 |
1. Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh quá nhiều, lạm dụng nước vệ sinh, thói quen thụt rửa "vùng kín"... đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của "cô bé". Vì nó có thể làm mất sự cân bằng độ pH trong "cô bé", tạo điều kiện cho các vi khuẩn xuất phát triển nhiều hơn, dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy...
2. Dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục

Thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày xuất phát từ suy nghĩ cho rằng như thế sẽ đỡ phải giặt quần chíp. Nhưng chị em không biết rằng cách làm này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bởi khi dùng băng vệ sinh, môi trường "vùng kín" sẽ không được khô thoáng là điều kiện rất thích hợp với các vi khuẩn xấu.

3. Vệ sinh bằng xà phòng

Nhiều bạn gái có thói quen, trong lúc tắm thường dùng xà phòng vệ sinh luôn vùng kín của mình. Điều này không cần và không nên chút nào. Vì xà phòng không thể loại bỏ và thanh toán hết các chất bẩn mà âm đạo tiết ra. Hơn nữa, bất cứ xà phòng hay dung dịch vệ sinh, nước rửa phụ khoa nào cũng không nên dùng. Đơn giản là chúng không tốt, nhiều khi còn gây kích thích và dị ứng cho âm đạo.

4. Mặc quần chật

Quần jean bó sát sẽ giữ mồ hôi và không có sự thông thoáng, giúp cho vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, mặc quần quá bó cũng dễ gây sung huyết vùng chậu, môi trường quanh "cô bé" bị bít kín khiến nấm và vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở, tăng tần suất mắc bệnh vùng kín của các chị em lên gấp đôi.

5. Ngâm "vùng kín" trong nước nóng quá lâu

Một số chị em có dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo thường có thói quen ngâm "vùng kín" vào nước ấm. Điều này có thể khiến chị em dễ chịu ngay lúc đó, nhưng thực ra lại không tốt chút nào. Hơi nước có thể làm viêm vùng da âm đạo và lấy đi chất dầu trên da, làm âm đạo khô và ngứa. Ngâm nước ấm quá lâu cũng làm tăng nhiệt độ "chỗ ấy" và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

6. Nhịn tiểu

Một số chị em hoặc là quá bận rộn hoặc vì lý do nào đó mà không thể ngừng 5 phút để đi vệ sinh. Mặc dù nhịn tiểu không làm vỡ bàng quang nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Phớt lờ sự thôi thúc đi tiểu chỉ làm cho vi khuẩn có thêm thời gian để sinh sôi, và điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và "vùng kín".
Read more…

Nguyên nhân làm cho các bệnh phụ khoa ngày càng gia tăng

00:51 |
Theo thống kê thì có đến 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Vậy nguyên nhân là do đâu? Các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Thiên Tâm đã đưa ra một vài nguyên nhân như sau:


Trước hết, do cấu tạo mở hẳn ra ngoài da nên nhiễm trùng âm hộ - âm đạo là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi. Hầu hết phụ nữ đều có một lần trong đời bị viêm nhiễm âm đạo và 9/10 trong số đó là do nấm hay vi khuẩn, 1/10 là do trùng roi.

Một số bệnh phụ khoa phụ nữ thường mắc phải là viêm âm hộ, âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung, nấm âm đạo, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…

Nếu như trước đây, đối tượng mắc bệnh phụ khoa chủ yếu là các phụ nữ đã có gia đình, thì nay tỷ lệ này đang gia tăng ở các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục. Chứng viêm nhiễm đường sinh dục có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân, với cảm giác nóng rát, khó chịu. Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ để lại di chứng như: teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh ... Với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.

Hiện nay, số lượng phụ nữ làm công việc văn phòng ( những người có điều kiện sống cao) lại đang có xu hướng gia tăng các bệnh phụ khoa. Về thực chất, áp lực công việc không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các bệnh này. Nhưng nếu công việc thường xuyên căng thẳng, thói quen ngồi lâu trước máy tính, ít vận động sẽ làm “cản trở” quá trình hồi lưu máu về các cơ quan sinh sản ở phần bụng dưới. Sức nặng vùng bụng cũng gây nên những “ áp lực” cho tử cung, dạ con và các cơ quan sinh sản khác. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây nên các bệnh ở vùng kín.

Bên cạnh đó thì việc vệ sinh không đúng cách cũng là nguy cơ gây bệnh. Nhiều bệnh nhân đến khám có cuộc sống khá giả, thậm chí họ cùng cả nước qua bình sục ozone ( đảm bảo diệt khuẩn tối đa) để vệ sinh, nhưng họ lại sai lầm khi dùng vòi xịt thẳng vào âm đạo khiến nấm, vi khuẩn chui tận sâu bên trong và gây bệnh.

Hoặc, lại có những người chỉ dùng giấy ướt đề lau khi đi vệ sinh và nghĩ rằng như vậy là sạch sẽ. Họ không hiểu rằng lau bằng những loại giấy này sẽ khiến âm đạo luôn ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Cũng có không ít trường hợp đã sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, xà bông thường xuyên để vệ sinh “vùng kín”, dẫn đến tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, làm âm đạo khô, mất đi độ ẩm để cân bằng, từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại, các bệnh liên quan đến tình dục phát triển. Ngoài ra, các loại vi khuẩn trú trong khăn tắm (ẩm ướt) và bồn tắm cũng là tác nhân lây bệnh phụ khoa.

Để phòng tránh bệnh phụ khoa, chị em nên vệ sinh âm đạo đều đặn ít nhất mỗi ngày 2 lần và thực hiện vệ sinh đúng cách. Chị em cũng không nên mặc quần quá chật, quá bó sát khi đi làm để ra môi trường tự do, mồ hôi có chỗ thoát, tránh trở thành nơi lưu trú, xâm nhập của vi khuẩn, nấm. Đặc biệt, để phát hiện các viêm nhiễm một cách kịp thời, tránh được những biến chứng nặng có thể dẫn đến vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ tại các chuyên khoa phụ sản.
Read more…