Mẹo nhỏ giúp chị em phòng bệnh phụ khoa

22:40 |
1. Bỏ thói quen hút thuốc cải thiện khả năng sinh sản

Hút thuốc có hại cho sức khỏe là sự thật mà ai cũng biết, nhưng ít người biết rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ sẩy thai. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng nguy cơ vô sinh, sinh non, thai nhi bị dị tật có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen hút thuốc lâu dài.

Vì vậy, để cải thiện khả năng sinh sản, chị em cần bỏ ngay thói quen hút thuốc.

2. Tập Kegel chữa són tiểu

Ở độ tuổi 30, khoảng 30% chị em mắc chứng són tiểu khi di chuyển các vật nặng, cười, nhảy và các hoạt động vất vả khác. Lý do quan trọng nhất là do sự suy giảm chức năng cơ do sinh nở.

Tại thời điểm sinh, cơ bắp xung quanh niệu đạo bị kéo mạnh, sau đó có thể phục hồi kém, dẫn đến mất tính đàn hồi.

Mẹo nhỏ để khắc phục tình trạng này là chị em có thể thực hiện kiên trì bài tập Kegel - bài tập cho các cơ vùng chậu giúp phục hồi chức năng cơ vùng khung chậu, kiểm soát đường tiểu tốt hơn. Bài tập này còn giúp thu nhỏ “cô bé” với những phụ nữ sau sinh nở.

3. Uống vitamin C và E phòng ung thư buồng trứng 

Ung thư buồng trứng là một bệnh ung thư gây tỷ lệ tử vong cao nhất. Giai đoạn đầu mắc bệnh không có triệu chứng, một khi đã có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện thì tức là bệnh thường ở giai đoạn muộn. Do đó khả năng điều trị khỏi bệnh gần như là không thể. 

Nhưng vitamin C và E có thể giúp bạn chống lại ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu tiêu thụ 90mg vitamin C và 30mg vitamin E hàng ngày thì nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ được giảm một nửa.

4. Ăn sáng với ngũ cốc, phòng ung thư cổ tử cung

30% phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung có hàm lượng axit folic thấp hơn đáng kể so với người không mắc bệnh. Để khắc phục điều này rất đơn giản. Ăn sáng hàng ngày với ngũ cốc có thể đáp ứng nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể bạn, giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

5. Chơi thể thao - Chống ung thư vú 

Ung thư vú có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người phụ nữ và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, duy trì một số hoạt động thể chất nhất định sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú. Vận động cơ bắp nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày, nguy cơ ung thư vú sẽ được giảm 31-41%.

6. Tự kiểm tra bộ phận sinh dục, phòng bệnh phụ khoa

Tự kiểm tra "vùng kín" có thể giúp bạn phát hiện sớm các bệnh ở âm đạo và được điều trị sớm.

"Vùng kín" có đốm đen - có thể là một triệu chứng của ung thư âm hộ. Ung thư âm hộ là một dạng hiếm của ung thư da, nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong. Nếu được phát hiện kịp thời, khả năng khỏi bệnh là 90%.

Những đốm trắng xuất hiện ở bộ phận sinh dục là biểu hiện của bệnh vẩy nến. Nếu có ngứa thì là do sự mất cân bằng nội tiết. Bệnh này cần được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây teo môi âm hộ.

7. Phòng các nhiễm trùng "vùng kín" - ngủ nude

Bạn cần thở không khí trong lành mỗi ngày, cơ thể bạn cũng cần như vậy, nhất là "vùng kín". Khu vực này rất nhạy cảm, nếu nó bị bí bách cả ngày, nhiều khả năng sẽ gia tăng vi khuẩn, vô tình gây bệnh nhiễm trùng sinh dục hay các chứng dị ứng.

Vì vậy, sau khi bạn đã làm việc chăm chỉ, nằm trên giường hoàn toàn thư giãn và tạo điều kiện cho vùng kín được thoáng khí. Vậy tại sao không chọn biện pháp ngủ nude nhỉ?
Read more…

Chuẩn đoán bệnh viêm vùng chậu

23:47 |

Chẩn đoán viêm vùng chậu vẫn còn khó khăn đối với nhiều bác sĩ, kể cả những người đãcó nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng. Độ nhạy cảm và độ đặt hiệu của chẩn đoán lâm sàng chỉ đạt khoản 50%. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán tối hảo (gold standard) là soi ổ bụng thì mắc tiền, không thực tế cho bệnh nhân ngoại trú, và độ nhạy cảm không đạt 100%. Tiêu chuẩn này lại có thể bị tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài. Siêu âm qua đường âm đạo có ích trong việc phát hiện dịch tích tụ ở hố chậu, như áp-xe vòi- buồng trứng hoặc mủ vòi trứng, nhưng không thể nhìn thấy thành của vòi trứng nên thường chỉ được dùng trong chẩn đoán các bệnh ít nguy hiểm. Trong một nghiên cứu nhỏ trên các bệnh nhân viêm vùng chậu nặng, hình ảnh được khuyếch đại rõ hơn qua siêu âm đường âm đạo (độ nhạy cảm 95%, độ đặt hiệu 89%); tuy nhiên, một số nguyên nhân như giá thành cao, bệnh nhân khó tiếp cận và dữ liệu nghiên cứu về chẩn đoán viêm vùng chậu bằng siêu âm còn hạn chế khiến cho phương pháp chẩn đoán này chưa được sử dụng rộng rãi.

Một phương cách thay thế khác dùng “Doppler mạnh” (power Doppler) để cải thiện phương pháp siêu âm qua ngã âm đạo. Siêu âm Doppler đo dòng máu chảy, và “Doppler mạnh” làm cho kỹ thuật này nhạy cảm đủ để phát hiện thiếu máu nhiều đi kèm với viêm ống dẫn trứng. Một nghiên cứu gần đây sử dụng “Doppler mạnh” qua siêu âm đường âm đạo cho thấy giá trị tiên đoán dương tính là 91% và giá trị tiên đoán âm là 100% trong một nhóm nhỏ bệnh nhân. Doppler mạnh rất hữu ích trong chẩn đoán viêm vòi trứng nhẹ không có áp-xe vùng chậu. Chứng viêm này thể phát hiện bằng siêu âm đường âm đạo thông thường. Hạn chế của kỹ thuật doppler mạnh là nó đòi hỏi người thao tác phải có chuyên môn cao để đọc và biện luận kết quả siêu âm. Hơn nữa, khó chẩn đoán phân biệt giữa khối lạc nội mạc tử cung và viêm vùng chậu (có 2 trương hợp dương tính giả) khi dùng doppler mạnh. Tuy nhiên kỹ thuật này cho thấy triển vọng trong chẩn đoán, đặt biệt đối với những bệnh nhân viêm vùng chậu nhẹ đến trung bình thường thấy ở khu điều trị ngoại trú.

Trường hợp không có thiết bị chụp hình ảnh khuyếch đại từ tính hoặc doppler mạnh thì hiện nay có cách nào khác để cải thiện chẩn đoán viêm vùng chậu không? Nghiên cứu PEACH là một thử nghiệm ngẫu nhiên lớn có kiểm chứng so sánh bệnh nhân ngoại trú và nội trú dùng cefoxitin và doxycycline tiến hành trên 1500 đối tượng. Tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng các nhà nghiên cứu đã báo cáo một số phân tích hữu ích lấy số liệu từ những phụ nữ có viêm vùng chậu nhẹ đến trung bình này. Những kết quả này có lẽ có tính cách khái quát hóa hơn các kết quả từ những bệnh nhân nội trú với bệnh nặng được báo cáo trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng.

Ngay cả trong nhóm phụ nữ với bệnh nhẹ này, nhạy cảm ở phần phụ (adnexal tenderness) trong khi khám được xem như một dấu hiệu chỉ điểm nhạy cảm của viêm nội mạc tử cung (96%). Rủi thay, độ đặc hiệu tương ứng chỉ đạt 4%; vì thế, dù việc điều trị tất cả những phụ nữ nhạy cảm phần phụ sẽ đảm bảo không bỏ sót một ca viêm vùng chậu nào, nhiều phụ nữ không có viêm vùng chậu đãđược điều trị kháng sinh khi không cần thiết. Kết hợp nhạy cảm vùng bụng dưới, nhạy cảm phần phụ, và nhạy cảm cổ tử cung khi di động làm giảm độ nhạy cảm xuống còn 83% với độ đặc hiệu 22%; điều đó cho thấy có thể bổ sung nhiều tiêu chuẩn hơn để cải thiện độ đặc hiệu nhưng lúc đó độ nhạy lại giảm. Phân tích đa biến cho thấy 2 yếu tố tiên đoán viêm nội mạc tử cung tốt nhất là kết quả xét nghiệm vi trùng dương tính (lậu hoặc chlamydia) và sự kết hợp giữa sốt với tăng bạch cầu. Theo khoa học thì triệu chứng sốt đơn thuần thường không đi kèm với viêm nội mạc tử cung. Lý giải cho điều này có thể là sốt ở đây do hậu quả của những nguyên nhân khác như viêm dạ dày ruột do virút; một chứng bệnh không làm tăng bạch cầu. Việc sử dụng hồi qui đa biến (logistic regression model) nhằm làm tăng tính thuyết phục của tiêu chuẩn lâm sàng quan trọng nhật thực sự cải thiện được độ nhạy cảm lên 62% và độ đặc hiệu lên 77%; tuy nhiên vẫn còn phải cải tiến nhiều mới hoàn chỉnh được.

Trong lần thăm khám đầu tiên, các thầy thuốc có thể tiên đoán được chứng viêm vùng chậu ở nữ bệnh nhân sẽ trở nặng không? Một nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 322 phụ nữ cho thấy chỉ có 2 yếu tố tuổi lớn (> 35 tuổi) và tự dùng thuốc để điều trị một cách sai lầm là các yếu tố tiên lượng thời gian nằm viện kéo dài, cần phẩu thuật hoặc tái nhập viện. Điều này không gây nhiều ngạc nhiên vì các yếu tố cộng hưởng như nhiễm chlamydia, đi khám trể, và bệnh nặng có liên quan với tình trạng tiên lượng kém trong một số nghiên cứu khác. Hồi cứu là một nhược điểm của nghiên cứu này. Mặc dù trước đây người ta cho rằng thuốc ngừa thai bằng đường uống có thể bảo vệ phụ nữ khỏi viêm vùng chậu, dữ liệu từ nghiên cứu PEACH gần đây đã làm gia tăng nghi ngờ về vấn đề này.

Mối liên hệ giữa vòng tránh thai (IUD) và viêm vùng chậu vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu tổng hợp xuất bản năm ngoái đã khảo sát lại 36 nghiên cứu và tìm thấy nguy tương đối của viêm vùng chậu có triệu chứng là 3.3 (95% CI 2.1 - 5.3) ở những phụ nữ có dùng vòng tránh thai, mặc dù phần lớn các nghiên cứu là bệnh chứng hoặc nghiên cứu cắt ngang chứ không phải là nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng. Tuy nhiên, để hiểu rõ nguy cơ gia tăng này thì cần phải quan tâm tới một số các yếu tố quan trọng sau đây.
Thứ nhất là hầu hết nguy cơ có liên quan đến vòng tránh thai chỉ xuất hiện trong vài tuần lễ đầu tiên sau khi đặt vòng; điều này phản ảnh việc đưa vi khuẩn vào trong đường sinh dục trên trong suốt thời gian đặt vòng. Vì thế theo sau yếu tố quyết định chính của viêm vùng chậu có liên quan đến việc dùng vòng tránh thai là tỷ lệ lưu hành của Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae, tỷ lệ này khác nhau tùy theo quần thể nghiên cứu. Thứ nhì là, các nhóm so sánh trong nhiều nghiên cứu chưa chính xác. Đặc biệt trong nhóm chứng (không dùng vòng tránh thai) thường bao gồm những phụ nữ dùng biện pháp ngừa thai khác như uống thuốc ngừa thai; một phương pháp ít gây nguy cơ viêm vùng chậu hơn nhiều so với vòng tránh thai. Hành vi tình dục, một yếu tố quyết định chính trong nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cũng hiếm khi được gắn kết hoặc đối chứng giữa nhóm dùng vòng tránh thai và nhóm chứng. Cuối cùng, dù nguy cơ tương đối của viêm vùng chậu cao hơn trong nhóm có dùng vòng tránh thai, nguy cơ tuyệt đối rất thấp – chỉ khoảng 1/1000 - và không có sự gia tăng nguy cơ vô sinh do vòi trứng.

Câu hỏi nảy sinh tiếp theo là, có nên dùng kháng sinh dự phòng cho những phụ nữ trước khi đặt vòng tránh thai không? Cochrane lược qua nhiều y văn cập nhật cuối năm ngoái và đi đến khuyến cáo là không nên dùng. Liều 200 mg doxycycline không làm giảm đi tỷ lệ viêm vùng chậu sau khi đặt vòng tránh thai; một tỉ lệ vốn đã rất thấp, ngay cả ở các cộng đồng Châu Phi có tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao. Vấn đề chính trong thiết lập mối liên kết giữa đặt vòng tránh thai và viêm vùng chậu là chọn nhóm chứng đúng. Thường nhóm chứng là những phụ nữ có đặt vòng tránh thai nhưng không có viêm cổ tử cung và so sánh với nhóm có viêm cổ tử cung và có đặt vòng tránh thai. Đây là một so sánh không thoả đáng vì chúng ta không thể biết được có bao nhiêu người trong những người nhiễm trùng cổ tử cung sẽ tiến triển thành viêm vùng chậu. Nhóm chứng đúng là những phụ nữ có viêm cổ tử cung không có đặt vòng tránh thai - chỉ có vậy mới có thể đánh giá được hậu quả của vòng tránh thai. Những phát hiện này không làm giảm đi nhu cầu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục ở những quần thể nguy cơ cao và điều trị phù hợp nhưng lại là một đảm bảo cho tính an toàn của vòng tránh thai.

Tóm lại nhiều khảo sát cho thấy siêu âm doppler qua ngã âm đạo là một phương tiện chẩn đoán viêm vùng chậu hữu hiệu; tuy nhiên cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định điều này. Chẩn đoán lâm sàng viêm vùng chậu vẫn tốt hơn là phó mặc cho may rủi và chúng ta đang tiếp tục dựa trên sự phòng ngừa thông qua tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục, dùng kháng sinh hiệu quả nhanh để kiểm soát bệnh. Nguy cơ vòng tránh thai gây viêm cổ tử cung có lẽ bị phóng đại quá mức trong quá khứ và một vài tháng sau khi đặt vòng dù trong thực tế điều này ít xảy ra. Hiệu quả của kháng sinh dự phòng đối với những phụ nữ có đặt vòng tránh thai vẫn chưa được công nhận.
Read more…

Viêm nhiễm phụ khoa và “chuyện ấy”

01:11 |

Viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh làm khổ 70-80% phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Trong cuộc đời của mộ tngười ít nhất bị một lần, nhẹ thì ngứa ngáy, nặng hơn là những bệnh lây qua đường tình dục.

Câu hỏi đặt ra: bệnh phụ khoa “ hà rầm” như thế , liệu có nên bắt ông chồng “chay tịnh” trong lúc cảm thấy bất ổn nơi “vùng chiến lược” hay cứ “làm đại” thì về lâu dài có sao không?

Vì sao viêm?

Bình thường, dịch âm đạo chứa một thảm vi khuẩn có lợi. Nếu lấy dịch đếm, chúng ta thấy từ 108 – 1.012 vi khuẩn/ml, trong đó trực khuẩn doderlein chiếm 60 – 88%, còn lại là các cầu khuẩn. Chúng sinh nở và tạo ra pH âm đạo acid, khiến các vi khuẩn “ngoại bang” không thể có cơ may xâm nhập vào được. Tuy nhiên, môi trường âm đạo là một cân bằng “động” luôn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo ngắn và rộng nên viêm nhiễm rất dễ xảy ra.

Có bà mẹ thắc mắc “con gái tui chưa có gia đình tại sao lại có huyết trắng xanh và hôi”. Nên hiểu rằng, vách ngăn với bên trong là màng trinh còn đó nhưng bà lại không biết là đường ra của máu kinh vẫn thông. Chỉ cần vệ sinh kinh nguyệt không tốt, nguồn nước không sạch, băng vệ sinh không vô trùng thì con gái cũng bị viêm âm đạo.

Mầm bệnh thì đủ cả: quần lót ẩm ướt là môi trường thích hợp cho nấm phát triển, dùng chung chậu giặt hoặc giặt chung quần áo với mẹ trong khi mẹ bị viêm, quần lót phơi ở nơi không có nắng. Mùa hè, nhiều gia đình cho con ra hồ bơi vừa rèn luyện thân thể, vừa chống nóng. Nước hồ bơi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, người mắc bệnh phụ khoa cũng nhảy xuống hồ thì chả khác gì gieo rắc mầm bệnh… Tất cả đều có thể lây nhiễm dễ dàng.

Các chị có chồng, âm đạo trước đây “hé” thì nay như “cửa mở toang” ra. Nếu không giữ vệ sinh khi “làm chuyện ấy” thì rất dễ bị viêm nhiễm. Ngoài viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, chị nào bị ông chồng đào hoa còn rước bệnh từ người tình, từ “gà” ở ngoài đường về thì kể như “lãnh” cả tập đoàn vi khuẩn, siêu vi, lúc nào cũng gặp bác sĩ phụ khoa. Các chị ở nông thôn làm việc đồng áng, mồ hôi nhiều cũng góp phần làm cho “tam giác mật” ẩm ướt, rất dễ nhiễm bệnh.

Đã vậy, họ thường ngại đi khám, để đến khi chịu hết nổi mới đến bác sĩ, viêm loét cổ tử cung lâu ngày có khi xù xì như bông cải được chẩn đoán là ung thư khiến cả nhà tá hỏa. Có người được ông chồng “tặng” cho cả viêm gan B, C lẫn HIV là những siêu vi của thế kỷ, kể như cuộc đời mờ mịt.

Vậy thì bị bệnh phụ khoa có nên quan hệ?

Khi có huyết trắng, được xét nghiệm là nấm, là vi khuẩn lậu, là viêm gan B, C thì phải chữa cả cặp chứ ta thường chỉ chú ý chữa cho phụ nữ. Có chị bị nấm chữa 5 năm không hết vì ông chồng “là nhà kho” giữ bào tử nấm, mỗi lần quan hệ, anh lại chuyển giao cho vợ. Vậy, cùng chữa bệnh – cùng kiêng cữ là tốt nhất.

Hãy coi viêm nhiễm phụ khoa là “bệnh của chúng mình”, chữa dứt ngay từ khi mới có những dấu hiệu bất ổn thì sẽ không chịu gánh nặng viêm nhiễm sau này. Tim phổi, gan, thận của hai vợ chồng là “của riêng” chứ “tam giác mật” là “của chung” đã tự nguyện đem góp vào “hợp tác xã” thì cả hai đều có nghĩa vụ chăm sóc. Bảo dưỡng tốt để “máy chạy tốt”, không chỉ là giữ gìn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mà các anh nên hiểu đó cũng là quyền lợi của các anh nữa.
Read more…

Viêm âm đạo có biểu hiện như thế nào?

00:42 |

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo, có thể do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra.


Mầm bệnh gây viêm âm đạo có thể là trùng roi (Trichomonas), do nấm, do lậu cầu hay do tạp khuẩn thông thường.

Viêm âm đạo có biểu hiện như thế nào?

- Ngứa rát âm đạo, âm hộ. Tự nhiên hoặc khi giao hợp

- Khí hư: loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục.

- Âm đạo viêm tấy đỏ, có các nốt lổn nhổn.

Tiến triển và biến chứng của viêm âm đạo như thế nào?

Trong những đợt cấp, viêm âm đạo biểu hiện rõ ràng, dữ dội. Nếu không điều trị hoặc điều trị không triệt để, sẽ chuyễn thành viêm mạn tính và có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

Biến chứng của viêm âm đạo là viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ  và từ đó có thể gây vô sinh.

Viêm nhiễm có thể gây vô sinh

Điều trị viêm âm đạo như thế nào?

Viêm âm đạo có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Điều trị viêm âm đạo chủ yếu là điều trị nội khoa: dùng thuốc đặt tại chỗ và thuốc uống (tiêm).

Lựa chon các thuốc cần căn cứ vào mầm bệnh cụ thể và phải được bác sĩ chỉ định. Việc tự điều trị sẽ làm bệnh lâu khỏi và có thể có biến chứng như dính hoặc tắc đặc biệt tại vòi trứng và dẫn đến vô sinh.
Read more…

Viêm phần phụ có biểu hiện như thế nào?

00:14 |

Viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vòi trứng, buồng trứng, dây chằng quanh tử cung vòi trứng. Viêm vòi trứng là tổn thương quan trọng, có thể gây vô sinh, chửa ngoài tử cung. Tổn thương buồng trứng chủ yếu là xơ hóa.

Viêm phần phụ có biểu hiện như thế nào?

Nguyên nhân của viêm phần phụ rất đa dạng: có thể là biến chứng của viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung hoặc là do các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ tử cung, nạo hút thai…), quan hệ tình dục không an toàn.

Mầm bệnh thường gặp là tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, chlamydia…

Viêm phần phụ có biểu hiện như thế nào?

- Đau hố chậu: thường đau hai bên, nhưn bao giờ cũng có một bên đau nhiều hơn. Đau liên tục, có thể đau âm ỉ, tăng lên khi lao động (mạn tính) hoặc đau rõ rệt, dữ dội (cấp tính).

- Sốt: sốt vừa hoặc nhẹ (37,5oC)

- Khí hư: có thể thấy khí hư ra nhiều trong đợt đau cấp.

- Ra máu bất thường trước, sau khi có kinh nguyệt.

Tiến triển và biến chứng của viêm phần phụ như thế nào?

Viêm phần phụ có thể cấp tính với các biểu hiện dữ dội (đau hố chậu hai bên, sốt cao, khí hư ra nhiều) hoặc chuyển thành giai đoạn mạn tính với các biểu hiện không rõ rệt (đau âm ỉ hai hố chậu, tức nặng, không sốt)

Các biến chứng của viêm phần phụ là ứ mủ, ứ nước vòi trứng, áp xe buồng trứng, và khi các ổ mủ này vỡ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Một biến chứng nguy hiểm nữa là gây hẹp tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
Read more…

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, dấu hiệu ung thư cổ tử cung?

00:01 |

Hỏi: Tôi (25 tuổi)  kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thường xuyên có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Mỗi tháng tôi có kỳ kinh nguyệt dài đến khoảng 14 ngày. Tôi đã đi đến thăm khám tại các bác sĩ phụ khoa và được biết rằng nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố. 
Chu kỳ kinh nguyệt không đều, dấu hiệu ung thư cổ tử cung?

Mặc dù các bác sĩ đã cho thuốc nhưng tình trạng này vẫn lặp lại một vài tháng sau đó. Có phải kỳ kinh nguyệt của tôi kéo dài như vậy là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung? 

Trả lời: Rối loạn kinh nguyệt thường do rối loạn hữu cơ, rối loạn cân bằng nội tiết hoặc rối loạn chức năng tử cung mà không có nguyên nhân rõ ràng. Vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt không đều của bạn có thể là do vấn đề về hormone. Tuy nhiên, chắc chắn bạn cần phải có một xét nghiệm máu đầy đủ để việc điều trị được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Những gì bạn đang trải qua không nhất thiết phải là một triệu chứng của ung thư cổ tử cung, bởi vì cho đến nay nhiều nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung chưa được khẳng định một cách chắc chắn. 

Mặc dù trong thực tế thì theo kết quả của một số nghiên cứu, bệnh ung thư xảy ra nhiểu ở phụ nữ trên 50 tuổi có tiền sử kinh nguyệt và rụng trứng không đều đặn. Do đó, phàn nàn đầu tiên của người bệnh thường là việc chảy máu trong thời kỳ mãn kinh.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng (hay ung thư cổ tử cung) cũng là người bị béo phì, bị huyết áp cao và tiểu đường. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng căn bệnh này có liên quan với một số yếu tố của các rối loạn di truyền và trao đổi chất.

Tuy nhiên, ở những phụ nữ chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt và chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt quá nhiều cũng nên được xem xét và kiểm tra cẩn thận. 

Vì vậy, nếu bạn vẫn còn lo lắng về điều này, bạn nên làm xét nghiệm Pap smear. Loại xét nghiệm này có hiệu quả phát hiện sự hiện diện của tế bào ung thư hay không
Read more…

Bệnh phụ khoa do đâu mà mắc?

23:25 |

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u nang…

Sau khi chữa trị, nhiều phụ nữ bị tái phát lại chỉ trong thời gian ngắn. Bệnh phụ khoa có những dấu hiệu điển hình như: ra khí hư nhiều, bất thường. Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ – âm đạo. Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh phụ khoa. Một là vệ sinh kém. Cơ quan sinh dục có rất nhiều vi khuẩn sinh sống; dịch tiết ở đây cũng nhiều. Nếu không giữ gìn vệ sinh vùng này tốt sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển nhanh và mạnh tấn công và gây nhiễm khuẩn âm hộ – âm đạo.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, việc kém vệ sinh gây bệnh đã đành, nhiều người bị bệnh phụ khoa lại là do quá sạch sẽ, vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, vệ sinh quá sâu bên trong, dẫn đến mất cân bằng môi trường, vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công. Hai là lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục.

Nhiều chị em thường xuyên bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục mà không biết, vì biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi khuẩn ẩn nấp có khi "phát tiết" sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với bạn gái hay vợ, họ sẽ truyền bệnh cho đối phương.

Các loại nấm, vi khuẩn, virut lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục… xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục.

Đây là những bệnh lý phụ khoa khá thường gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ba là các nguyên nhân khác như: stress (do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch), thay đổi môi trường đột ngột, các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai…), phụ nữ ở tuổi mãn kinh…

Không chỉ các mẹ, các chị mới bị viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh này còn xuất hiện không ít ở các bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục nữ của bé gái chưa phát triển hoàn thiện, hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, bé gái chưa có những "hàng rào sinh lý" để ngăn chặn các tác nhân xâm nhập từ môi trường: chưa có lông mu, hai môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng lại gần âm đạo nên phân dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo, bên cạnh đó, môi trường âm đạo trung tính (chưa có axit lactic để ức chế sự phát triển của vi khuẩn). 
Read more…