Chu kỳ kinh nguyệt không đều, dấu hiệu ung thư cổ tử cung?

00:01 |

Hỏi: Tôi (25 tuổi)  kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thường xuyên có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Mỗi tháng tôi có kỳ kinh nguyệt dài đến khoảng 14 ngày. Tôi đã đi đến thăm khám tại các bác sĩ phụ khoa và được biết rằng nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố. 
Chu kỳ kinh nguyệt không đều, dấu hiệu ung thư cổ tử cung?

Mặc dù các bác sĩ đã cho thuốc nhưng tình trạng này vẫn lặp lại một vài tháng sau đó. Có phải kỳ kinh nguyệt của tôi kéo dài như vậy là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung? 

Trả lời: Rối loạn kinh nguyệt thường do rối loạn hữu cơ, rối loạn cân bằng nội tiết hoặc rối loạn chức năng tử cung mà không có nguyên nhân rõ ràng. Vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt không đều của bạn có thể là do vấn đề về hormone. Tuy nhiên, chắc chắn bạn cần phải có một xét nghiệm máu đầy đủ để việc điều trị được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Những gì bạn đang trải qua không nhất thiết phải là một triệu chứng của ung thư cổ tử cung, bởi vì cho đến nay nhiều nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung chưa được khẳng định một cách chắc chắn. 

Mặc dù trong thực tế thì theo kết quả của một số nghiên cứu, bệnh ung thư xảy ra nhiểu ở phụ nữ trên 50 tuổi có tiền sử kinh nguyệt và rụng trứng không đều đặn. Do đó, phàn nàn đầu tiên của người bệnh thường là việc chảy máu trong thời kỳ mãn kinh.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng (hay ung thư cổ tử cung) cũng là người bị béo phì, bị huyết áp cao và tiểu đường. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng căn bệnh này có liên quan với một số yếu tố của các rối loạn di truyền và trao đổi chất.

Tuy nhiên, ở những phụ nữ chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt và chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt quá nhiều cũng nên được xem xét và kiểm tra cẩn thận. 

Vì vậy, nếu bạn vẫn còn lo lắng về điều này, bạn nên làm xét nghiệm Pap smear. Loại xét nghiệm này có hiệu quả phát hiện sự hiện diện của tế bào ung thư hay không
Read more…

Bệnh phụ khoa do đâu mà mắc?

23:25 |

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u nang…

Sau khi chữa trị, nhiều phụ nữ bị tái phát lại chỉ trong thời gian ngắn. Bệnh phụ khoa có những dấu hiệu điển hình như: ra khí hư nhiều, bất thường. Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ – âm đạo. Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh phụ khoa. Một là vệ sinh kém. Cơ quan sinh dục có rất nhiều vi khuẩn sinh sống; dịch tiết ở đây cũng nhiều. Nếu không giữ gìn vệ sinh vùng này tốt sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển nhanh và mạnh tấn công và gây nhiễm khuẩn âm hộ – âm đạo.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, việc kém vệ sinh gây bệnh đã đành, nhiều người bị bệnh phụ khoa lại là do quá sạch sẽ, vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, vệ sinh quá sâu bên trong, dẫn đến mất cân bằng môi trường, vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công. Hai là lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục.

Nhiều chị em thường xuyên bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục mà không biết, vì biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi khuẩn ẩn nấp có khi "phát tiết" sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với bạn gái hay vợ, họ sẽ truyền bệnh cho đối phương.

Các loại nấm, vi khuẩn, virut lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục… xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục.

Đây là những bệnh lý phụ khoa khá thường gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ba là các nguyên nhân khác như: stress (do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch), thay đổi môi trường đột ngột, các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai…), phụ nữ ở tuổi mãn kinh…

Không chỉ các mẹ, các chị mới bị viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh này còn xuất hiện không ít ở các bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục nữ của bé gái chưa phát triển hoàn thiện, hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, bé gái chưa có những "hàng rào sinh lý" để ngăn chặn các tác nhân xâm nhập từ môi trường: chưa có lông mu, hai môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng lại gần âm đạo nên phân dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo, bên cạnh đó, môi trường âm đạo trung tính (chưa có axit lactic để ức chế sự phát triển của vi khuẩn). 
Read more…

Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo

23:17 |

Âm đạo của người phụ nữ có 3 chức năng: quan hệ tình dục, sinh em bé và thoát máu kinh trong đó chức năng quan hệ tình dục kéo dài lâu nhất, kể từ khi người phụ nữ là một thiếu nữ cho đến tuổi sinh đẻ, tiền mãn kinh và cả hậu mãn kinh.

Một số người phụ nữ sau một thời gian, âm đạo bị giãn rộng. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:

- Mang thai và sinh đẻ. Sinh càng nhiều lần, âm đạo càng giãn rộng. Khi mang thai, do ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ các chất nội tiết trong thời kỳ mang thai, âm đạo sẽ giãn rộng hơn. Khi sinh, nhất là sinh ngã âm đạo, do đầu thai nhi nong làm giãn nỡ âm đạo để có thể sinh ra ngoài, âm đạo càng giãn rộng hơn. Một số trường hợp, sau sinh ngã âm đạo, các thớ cơ thành âm đạo bị đứt, không phục hồi tốt… Sau sinh 6 tuần (còn gọi là thời kỳ hậu sản). Tất cả các cơ quan trong cơ thể người phụ nữ dần phục hồi trở lại giống như thời điểm trước khi mang thai, tuy nhiên, sự phục hồi này là không hoàn toàn. Âm đạo cũng phục hồi trở lại, nhưng vẫn còn giãn rất rộng…
- Giao hợp ngã âm đạo. Người phụ nữ càng giao hợp nhiều, có nhiều bạn tình… âm đạo càng giãn rộng…
- Lão hóa. Theo thời gian, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều lão hóa, mất tính đàn hồi. Da mặt, da tay chân… của người phụ nữ cũng nhăn nheo, mất tính đàn hồi, mất đi sức căng của da. Niêm mạc vùng âm đạo, âm hộ, môi nhỏ… cũng không phải là ngoại lệ.
- Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo không chỉ là một phẫu thuật thẩm mỹ đơn thuần mà còn là một phẫu thuật phục hồi chức năng.
- Tại sao phụ nữ lớn tuổi hay bị giảm libido? Ngoài những nguyên nhân về mặt tâm lý, còn một nguyên nhân rất quan trọng là tình trạng âm đạo bị giãn rộng. Âm đạo bị giãn rộng không chỉ làm giảm ham muốn của người phụ nữ mà nó còn làm giảm ham muốn của người bạn tình…
- Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo không chỉ làm thu nhỏ phía bên ngoài lỗ âm đạo mà phải thu nhỏ cả thành âm đạo phía bên trong, phục hồi các cấu trúc giải phẫu của thành âm đạo bị tổn thương bởi các sang chấn do quan hệ, sinh đẻ... Nếu chỉ việc thu nhỏ lỗ ngoài của âm đạo mà không thu nhỏ - làm chặt thành âm đạo thì chỉ phục hồi về mặt thẩm mỹ, còn về mặt chức năng thì không cải thiện nhiều. Nói một cách đơn giản, phẫu thuật thành công là làm như thế nào mà khi quan hệ, cả người nam và người nữ đều có cảm giác “cô bé” xiết chặt “cậu bé” suốt dọc theo chiều dài của “cậu bé”. Có như vậy thì mới phục hồi về mặt chức năng của âm đạo - chức năng quan hệ tình dục.
Read more…

Điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào?

22:52 |
Điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào?

Chu kỳ kinh không đều do dậy thì và mãn kinh thường không cần điều trị. Điều trị kinh nguyệt không đều do các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

Điều chỉnh hoặc điều trị bệnh ẩn dưới. Nếu kinh nguyệt không đều, bạn nên đi khám bệnh để được xét nghiệm máu – kiểm tra nồng độ hóc-môn và chức năng tuyến giáp. Hội chứng buồng trứng đa nang và cường giáp là hai nguyên nhân phổ biến của chu kỳ kinh không đều ở phụ nữ. Điều trị những rối loạn này rất phức tạp và khác nhau giữa người này và người khác. Nói chung, mục tiêu điều trị là hồi phục sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.

Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có thể dùng thuốc tránh thai hoặc các hóc-môn khác để tạo chu kỳ kinh.

Cường giáp được điều trị bằng thuốc (giúp giảm lượng hóc-môn tuyến giáp mà cơ thể sản sinh ra), i-ốt phóng xạ, và đôi khi cần phẫu thuật.

· Thay đổi biện pháp tránh thai. Một số phụ nữ có chu kỳ kinh không đều khi dùng dụng cụ tránh thai. Nếu chu kỳ kinh của bạn không trở về bình thường trong vòng 3 tháng dùng dụng cụ tránh thai, hãy đi khám bệnh để xem liệu bạn có phải tháo dụng cụ tử cung hay không. Nếu chu kỳ kinh không đều khi bạn dùng thuốc tránh thai, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng loại thuốc tránh thai khác.

· Thay đổi lối sống. Một số phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh do tập luyện quá nhiều. Giảm tần suất và cường độ tập luyện có thể giúp chu kỳ kinh của bạn trở về bình thường.

Căng thẳng dẫn tới nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh không đều. Các kỹ thuật thư giãn và tư vấn có thể có lợi cho bạn.

Những thay đổi nhiều về cân nặng cũng tác động tới chu kỳ kinh của bạn. Tăng cân có thể cản trở khả năng rụng trứng của cơ thể, khiến kinh nguyệt không đều. Giảm cân có thể giúp hồi phục chu kỳ kinh không đều. Sụt cân nhanh và nhiều có thể dẫn tới chu kỳ kinh thưa hoặc không đều.

· Liệu pháp hóc-môn. Chu kỳ kinh không đều thường là do thiếu hoặc mất cân bằng hóc-môn trong cơ thể. Thuốc tránh thai chứa các hóc-môn estrogen và progesterone thường được kê đơn để kiểm soát chu kỳ kinh không đều.

Các hóc-môn khác cũng được kê cho phụ nữ có chu kỳ kinh không đều và khó có thai.

· Phẫu thuật. Đôi khi, sẹo hoặc các rối loạn cấu trúc trong tử cung hay ống dẫn trứng có thể dẫn tới chu kỳ kinh không đều. Có thể tiến hành phẫu thuật để chỉnh sửa những rối loạn cấu trúc hoặc dị tật bẩm sinh, nhất là ở phụ nữ muốn sinh con. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện để lấy bỏ mô sẹo (dính) nghiêm trọng trong đường sinh dục.

Khi nào cần khám bệnh?

Bạn nên đi khám bệnh nếu có một trong những triệu chứng sau:

· Không thấy từ 3 chu kỳ kinh trở lên mỗi năm.

· Chu kỳ kinh dài hơn bình thường (trên 35 ngày).

· Chu kỳ kinh ngắn hơn bình thường (dưới 21 ngày).

· Bị mất máu nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh.

· Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.

· Đau nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh.
Read more…

Đề phòng và ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa

00:59 |
Viêm nhiễm phụ khoa trong cuộc đời chị em ai cũng ít nhất bị một lần, nhẹ thì ngứa ngáy, nặng hơn là những bệnh lây qua đường tình dục.


Quá dễ để viêm

Bình thường, dịch âm đạo chứa một thảm vi khuẩn có lợi. Nếu lấy dịch đếm, chúng ta thấy từ 108 đến 1.012 vi khuẩn/ ml, trong đó trực khuẩn Doderlin chiếm 60 - 88%, còn lại là các cầu khuẩn. Chúng sinh nở và tạo ra pH âm đạo axít khiến các vi khuẩn “ngoại bang” không thể có cơ may xâm nhập vào được. Tuy nhiên, môi trường âm đạo là một cân bằng “động” luôn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo ngắn và rộng, nên viêm nhiễm phụ khoa rất dễ xảy ra.

Có bà mẹ thắc mắc: “Con gái tôi chưa có gia đình, tại sao lại có huyết trắng xanh và hôi?”. Bà hiểu rằng vách ngăn với bên trong là màng trinh còn đó, nhưng bà lại không biết là đường ra của máu kinh vẫn thông. Chỉ cần vệ sinh kinh nguyệt không tốt, nguồn nước không sạch, băng vệ sinh không vô trùng thì con gái cũng bị viêm âm đạo.

Mầm bệnh thì đủ cả: Quần lót ẩm ướt là môi trường thích hợp cho nấm phát triển, dùng chung chậu giặt, hoặc giặt chung quần áo với mẹ trong khi mẹ bị viêm, quần lót phơi ở nơi không có nắng. Mùa hè nhiều gia đình cho con ra hồ bơi vừa rèn luyện thân thể, vừa chống nóng. Nước hồ bơi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, người mắc bệnh phụ khoa cũng nhảy xuống hồ thì chả khác gì gieo rắc mầm bệnh...

Tất cả đều có thể lây nhiễm dễ dàng. Các chị có chồng, âm đạo trước đây hé thì nay như cửa mở toang ra. Nếu không giữ vệ sinh khi “làm chuyện ấy” thì rất dễ bị viêm nhiễm. Không chỉ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, chị nào gặp ông chồng đào hoa, có khả năng rước bệnh từ người tình, từ “gà” ở ngoài đường về thì kể như “lãnh” cả tập đoàn vi khuẩn, siêu vi, lúc nào cũng phải gặp bác sĩ phụ khoa. Các chị ở nông thôn làm việc đồng áng, mồ hôi nhiều cũng góp phần làm cho “tam giác mật” ẩm ướt, rất dễ nhiễm bệnh.

Đã vậy họ thường ngại đi khám, để đến khi chịu hết nổi mới đến bác sĩ, viêm loét cổ tử cung lâu ngày có khi xù xì như bông cải, được chẩn đoán là ung thư khiến cả nhà tá hỏa. Có người được ông chồng “tặng” cho cả viêm gan B, C, lẫn HIV là những siêu vi của thế kỷ, kể như cuộc đời mờ mịt!

Không thể chữa bệnh bằng bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ giống như bạn “tẩy trang” da mặt, làm sao giải quyết tận gốc ổ nhiễm khuẩn! Vậy mà nhiều chị cứ “bé cái lầm” để rồi bệnh vẫn hoàn bệnh. Lại nữa, khi có huyết trắng, được xét nghiệm là nấm, là vi khuẩn lậu, là viêm gan B, C thì phải chữa cả cặp, chứ ta thường chỉ chú ý chữa cho phụ nữ. Có chị bị nấm chữa 5 năm không hết, vì ông chồng “là nhà kho” giữ bào tử nấm, mỗi lần quan hệ anh lại chuyển giao cho vợ.

Có chị “đang tự nhiên” bỗng bị sở hữu bệnh sùi mào gà. Kiểm tra ông chồng thấy “vô can”, chị đâu biết rằng anh đã đốt bằng laser để xóa dấu vết. Khi chị thắc mắc thì anh làm bộ ngơ ngác: “Chắc tại em giữ vệ sinh không tốt...”. Phụ nữ nào cũng tin là chồng luôn luôn đúng, trừ khi vớ được quả tang. Những “món” vi khuẩn này hoàn toàn không sợ nước rửa vệ sinh phụ nữ. Vì thế các chị chả nên chủ quan.

Hãy cùng chữa, cùng kiêng

Cùng chữa bệnh và cùng kiêng cữ là tốt nhất. Hãy coi viêm nhiễm phụ khoa là “bệnh của chúng mình”, chữa dứt ngay từ khi mới có những dấu hiệu bất ổn thì sẽ không chịu gánh nặng viêm nhiễm sau này. Tim phổi, gan, thận của hai vợ chồng là “của riêng” chứ “tam giác mật” là “của chung”. Đã tự nguyện đem góp vào “hợp tác xã” thì cả hai đều có nghĩa vụ chăm sóc.
Read more…

Dấu hiệu bé gái bị viêm nhiễm vùng kín

00:45 |

Cơ quan sinh dục của bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản do hoạt động của buồng trứng chưa nhiều. Vì vậy, các bé dễ nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.

Theo các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm, ngoài nguyên nhân kể trên, việc âm đạo có PH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ cũng là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển gây viêm nhiễm.

Cơ quan sinh dục của bé gái tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản.

Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém của nguồn nước, bụi bẩn hay quần áo mà các bé tiếp xúc hằng ngày cũng là những nguyên nhân gây viêm nhiễm. Đặc biệt, “quần chíp” quá chật hay ẩm ướt là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh phụ khoa ở bé gái là ra nhiều khí hư, huyết trắng, dịch mủ bất thường. Nếu với trẻ gái bình thường, khí hư sẽ có màu trắng mờ đục, hoặc trắng trong, thì với trẻ bị bệnh, khí hư có màu vàng (khác với màu vàng của nước tiểu), hoặc có màu xanh đục. Bé gái cũng có thể có biểu hiện ngứa, đau rát, vùng kín đỏ tấy…

Khi thấy bé có những dấu hiệu trên, cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Read more…

Những câu hỏi thường gặp về bệnh phụ khoa

23:10 |

1) Ngừa ung thư cổ tử cung thế nào?

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, chị em cần chú ý: tiêm phòng vắc xin, khám phụ khoa định kỳ, quan hệ tình dục lành mạnh, luôn chú ý giữ gìn vệ sinh “vùng kín”, từ bỏ rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác…

2) Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thế nào?

Việc dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, trong đó có dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến vì dung dịch này có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công dẫn tới các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên và tùy tiện sản phẩm này lại có thể gây ra những hiệu ứng ngược.

Trong môi trường âm đạo tự nhiên có chứa loại vi khuẩn lactobacillus Doderlein. Chúng được co như những “chiến sĩ” tích cực trong việc ngăn ngừa, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và duy trì độ PH cân bằng của môi trường âm đạo. Khi dùng quá thường xuyên dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhất là khi thụt rửa sâu vào âm đạo, các chất tẩy rửa hoá học trong dung dịch có thể “tiêu diệt” các vi khuẩn có lợi trên. Môi trường âm đạo bị mất độ cân bằng sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn có hại bên ngoài, gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan sinh sản.

Do vậy, tốt nhất là không nên lạm dụng. Cách tốt nhất để chăm sóc “vùng kín” hàng ngày là rửa bằng nước sạch. Chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh vào những ngày trước và sau kỳ kinh hoặc sau khi sinh con và cần dùng đúng liều lượng cho phép ghi trên sản phẩm hoặc hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa

3) Áp lực công việc cũng là nguyên nhân gây các bệnh “vùng kín”?

Có rất nhiều phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là “dân văn phòng”. Về thực chất thì áp lực công việc không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các bệnh này. Nhưng nếu công việc thường xuyên căng thẳng, thói quen ngồi lâu trước máy tính, ít vận động sẽ làm “cản trở” quá trình hồi lưu máu về các cơ quan sinh sản ở phần bụng dưới. Sức nặng vùng bụng cũng gây nên những “áp lực” cho tử cung, dạ con và các cơ quan sinh sản khác. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây nên các bệnh ở vùng kín.

4) “Yêu” nhiều có gây tổn thương cho âm đạo?

Tần suất “yêu” vượt mức cho phép luôn khiến cho âm đạo ở vào trạng thái bị kích thích cao độ, làm tổn thương các lớp niêm mạc và giảm khả năng kháng viêm, từ đó có thể dẫn tới xuất huyết hoặc chảy máu âm đạo.

5) “Chuyện ấy” bao lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ?

Khi ở vào trạng thái kích thích, các cơ quan sinh dục sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm. Do vậy, thời gian cho “chuyện ấy” nếu quá dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng kín và gây bệnh. Các chuyên gia tình dục cho rằng: 30 phút là khoảng thời gian “lý tưởng” cho “chuyên ấy”.

6) Sử dụng các chất bôi trơn khi “yêu” có gây tác dụng phụ không?

Ở điều kiện bình thường, khi “yêu”, âm đạo của phụ nữ thường tiết ra dịch nhờn giúp quá trình giao hợp trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, bạn cũng cần tới sự giúp đỡ của chất bôi trơn.

Chất bôi trơn nói chung không gây ra các tác dụng phụ đối với cơ quan sinh sản và sức khoẻ cơ thể. Nhưng để phát huy tác dụng của nó tới chất lượng cuộc sống tình dục của bạn, hãy tìm tới bác sỹ chuyên khoa để có được lời khuyên tốt nhất.
Read more…