Đôi điều nữ giới cần biết về khí hư

23:58 |

Khí hư là gì? Cũng giống như khái niệm “ruột thừa”, gọi là ruột thừa nhưng không phải là một bộ phận thừa, không có vai trò gì trong hoạt động sống và phát triển của cơ thể. Gọi là “khí hư” nhưng thực chất đó không phải là một chất khí bị hư.

Đây là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của bạn nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì, còn trong khoa học gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục.

Khí hư sinh lý (dịch tiết âm đạo)

Khí hư bình thường có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường nhiều, loãng và dai. Vào giai đoạn này, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được.

Tác dụng: ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, khí hư còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng.

Khí hư được hình thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen. Ở các bé gái, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có khí hư. Bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sản sinh ra các chất nội tiết, vì thế mới có khí hư. Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra estrogen và progesteron, vì thế lượng khí hư xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy thuộc hàm lượng của estrogen nhiều hay ít. Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình, không có dịch tiết. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, (đặc biệt là trước thời điểm rụng trứng 12-24 giờ), lượng estrogen tăng lên, dịch tiết ra càng nhiều, vì thế làm cho chị em cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở cửa mình. Trong khoảng thời gian này, khi thấy dịch tiết ra nhiều, nhiều bạn gái lại tỏ ra lo lắng, lầm tưởng mình bị bệnh. Sau rụng trứng, lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng lên, ức chế việc tiết ra chất nhầy ở cổ tử cung làm dịch tiết mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Ở một số bạn, nó biến mất hẳn, một số lại có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau, một số bạn khác khi sắp hành kinh lại có dịch loãng.... Đó là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo.

Khí hư bệnh lý và việc viêm nhiễm

Bên cạnh khí hư sinh lý, trong nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và khám chữa bệnh, các bác sĩ đã phân ra 3 loại khí hư bệnh lý sau:

+ Khí hư trong: dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi.

Nguyên nhân: u xơ tử cung, polype cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.

+ Khí hư vàng: dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa. Nguyên nhân thường do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.

+ Khí hư đục: dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu vàng và xanh, có bọt hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Tất cả các dạng trên của khí hư đều là biểu hiện của bệnh lý đường sinh dục, cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ dẫn tới những viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây vô sinh ở các bạn nữ.

Tóm lại, khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Khí hư không chỉ giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Chính vì vậy, các bạn nữ cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục của mình hằng ngày. Bạn nên chọn loại quần lót thấm ẩm, thoáng mát, cảm thấy dễ chịu. Nên thay quần lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần, (những ngày gần rụng trứng, khí hư ra nhiều hơn, bạn có thể thay nhiều hơn hoặc có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thấm ẩm). Mỗi lần thay, bạn lại rửa sạch bằng nước sạch hoặc có pha một chút muối trắng rồi lau khô. Bạn cũng cần chú ý để phân biệt đâu là khí hư sinh lý và đâu là khí hư bệnh lý. Việc viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục. Khi đó bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Read more…

Bí quyết để thụ thai dễ dàng hơn

23:44 |
Làm sao để có con? Chuyện tưởng dễ nhưng trở nên không dễ đối với nhiều cặp vợ chồng. Tham khảo những thông tin sau, bạn sẽ sớm có tin vui!

Hy vọng của bạn dâng cao rồi tan biến que thử thai vẫn hiện một vạch hồng dù sức khỏe sinh sản của vợ và chồng đều tốt? Để nhanh thụ thai và sinh con khỏe mạnh, bạn nên thực hiện những điều sau:

Thư giãn: Tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng có con ở cả nam và nữ.

Bạn nên từ bỏ ý nghĩ: “Có lẽ mình bị trục trặc”. Vợ chồng nên đi du lịch đến nơi lãng mạn hoặc tham gia lớp tiền sản trong lúc chờ đợi.

Tập thể dục vừa phải: Tập thể dục quá sức có thể dẫn đến các vấn đề gây hiếm muộn. Chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh có hiện tượng rụng trứng và hiện tượng nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt không đủ dài cho trứng đã thụ tinh có thể kết tổ trong tử cung.

Bạn nên tập luyện nhẹ nhàng, điều độ, khoảng 3 lần/tuần.

Đừng “yêu” theo lịch: Một số vợ chồng lên kế hoạch “có em bé” vào ngày 14 của chu kỳ nếu người vợ có vòng kinh là 28 ngày. Ngay cả khi bạn làm đúng mọi điều, khả năng có con ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt từ 25 – 30%.

Bạn nên mua bộ que thể để xác định ngày rụng trứng. Bộ que này có chứa chất đo nồng độ hoóc môn Luteinizing trong nước tiểu để dự báo rụng trứng diễn ra trong khoảng từ 24 đến 36 giờ. Que thử có bán tại các nhà thuốc, giá khoảng 50.000 đồng/bộ.

Chỉ cần làm theo chỉ dẫn ghi trên bao bì và vợ chồng “gần nhau” vào ngày hoóc môn gia tăng và ngày hôm sau.

Tạo môi trường thân thiện cho “tinh binh”: Nếu bạn thường dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc tampon (băng vệ sinh đặt trong âm đạo) có hương liệu thì hãy ngưng dùng. Các sản phẩm này có thể tẩy sạch những loại nấm có lợi và khiến môi trường âm đạo trở thành “thù địch” cho “tinh binh”. Bạn chỉ cần rửa sạch bên ngoài bằng nước sạch và giữ vùng kín luôn sạch sẽ.

“Yêu” nhau vào sáng sớm: Lúc này, năng lượng “yêu” của bạn cũng như lượng “tinh binh” của  chồng sẽ ở ngưỡng cao nhất. Sau khi yêu, bạn nên nằm trên giường một lúc, mông kê lên gối để tạo cơ hội và thời gian cho tinh trùng gặp trứng.

Nếu quan hệ vợ chồng 3 lần/tuần trong một năm mà chưa có thai, cả hai nên đi khám.
Read more…

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn ( thu nhỏ âm đạo ) là gì ?

21:29 |

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn ( thu nhỏ âm đạo )là: một thủ thuật tạo hình nhằm phục hồi lại cấu trúc giải phẫu và chức năng của âm đạo.

Tại sao lại phải phẫu thuật tạo hình lại âm đạo?

- Giải phẫu: là một cấu trúc hình ống nối từ âm hộ đến cổ tử cung, cấu tạo từ các lớp cơ vòng xung quanh và niêm mạc ở phía trong.

- Chức năng:

+ Là nơi tiếp nhận và gây cảm hứng cho dương vật trong quá trình giao hợp.

+ Tiếp nhận và dẫn tinh trùng vào trong tử cung trong quá trình thụ thai

+ Dẫn kinh nguyệt ra ngoài.

Tuy nhiên đối với phụ nữ, ống âm đạo cũng là một nơi kích thích tình dục, đó là điểm G ( G Spot). Ngoài ra các vùng gây cảm hứng tình dục chính là cửa mình và giữa cửa mình và hậu môn.

Như vậy, khi cơ vòng ống âm đạo bị dẫn rộng ra, các sợi cơ này bị rách, đứt trong lúc rặn đẻ, do sai sót trong khâu vá tầng sinh môn, sa tử cung.. mà ống âm đạo mất khả năng đàn hồi thì người phụ nữ không còn có thể tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn nữa. Tình trạng này thường diễn ra ở những phụ nữ lớn tuổi, sau khi sinh nở nhiều lần và liên tiếp. Ống âm đạo nở rộng làm người phụ nữ không còn cảm giác thích thú khi giao hợp, đối với hôn phối thì lại càng tệ hơn, dương vật không còn được ống âm đạo ôm siết chặt vì các cơ vòng đã mất hết tính năng đàn hồi và luồng thần kinh dẫn truyền cho sự co thắt cũng không còn hoạt động hiệu quả nữa, chất nhờn âm đạo không còn tiết làm cho âm đạo khô, giao hợp trở nên rát, đau đớn, chảy máu cho cả hai. Kết quả làm cho cả hai dễ mất hứng thú, hay sợ khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ vợ chồng, hạnh phúc gia đình.

Read more…

Cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cho đúng?

02:26 |

Dung dịch vệ sinh phụ nữ không phải là thuốc trị bệnh. Đó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín.

Chị em không nên lạm dụng việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh, như vậy sẽ làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo. Vì môi trường tự nhiên của âm đạo có độ pH = 3,8 - 4,8, nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm.

Nữ giới chỉ nên dùng khi đến tháng và vệ sinh trước hoặc sau khi quan hệ tình dục, còn bình thường, nếu chị em muốn sạch sẽ có thể dùng xà bông/ sữa tắm hoặc dung dịch muối pha loãng cũng được rồi.

Tuy nhiên, chị em cũng không nên dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da... dễ gây viêm âm đạo.

Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể.

Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, chị em nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ. Có thể chị em đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa.
Read more…

Những biểu hiện bệnh viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu

20:13 |
Viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng không vì thế mà không điều trị và mặc cho bệnh phát triển. Đây là loại bệnh phát triển âm ỉ và ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể phát triển thành ung thư vì vậy cần phát hiện sớm để kịp thời ngăn chặn.



Viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu là chỉ sự viêm loét trên một diện tích nhỏ cho đến toàn bộ 1/3 bên trong cổ tử cung, biểu hiện thường gặp nhất là khí hư bất thường, tình trạng của mỗi bệnh nhân là khác nhau có người xuất hiện nhiều khí hư, khí hư có màu vàng, hoặc có màu trắng sữa, dạng nhớt hoặc dạng mủ hoặc dạng nước, bộ phân sinh dục có thể kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và mùi khó chịu.


Ở người khỏe mạnh khí hư thường không màu, không mùi và có dạng như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên do mức độ viêm nhiễm của mỗi bệnh nhân là khác nhau nên dạng, lượng, màu sắc của khí hư cũng có khác biệt. Do triệu chứng của viêm loét cổ tử cung thường không rõ ràng nên dễ bị chị em phụ nữ bỏ qua.


Mặc dù viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu thường không rõ ràng nhưng một khi phát hiện ra bệnh cần kịp thời điều trị để tránh chuyển biến sang các giai đoạn kế tiếp. Đến khi điều trị không những gây mất nhiều thời gian và tiền bạc mà còn không dễ điều trị và dễ dàng tái phát.

Read more…

Chuẩn đoán và điều trị viêm vùng chậu

01:33 |

Chuẩn đoán bệnh viêm vùng chậu: 

Những tiêu chuẩn tối thiểu để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu bao gồm:

- Đau bụng dưới và đau phần phụ, rất nhạy cảm khi thăm khám âm đạo.

- Nhiệt độ cơ thể cao 38,3.

- Khí hư ở cổ tử cung và âm đạo bất thường.

- Khám siêu âm có thể thấy vòi trứng sưng, nhiều dịch nhầy bên trong hay áp-xe vòi trứng - buồng trứng.

- Làm sinh thiết nội mạc tử cung có dấu hiệu bất thường.


Những hậu quả của viêm vùng chậu nếu không kịp thời điều trị


Một trong những di chứng gây rắc rối nhất của bệnh viêm vùng chậu là bệnh đau bụng mãn tính, đôi khi cần phải cắt bỏ cả tử cung để giải quyết vấn đề. Có khoảng 25% bệnh nhân bị viêm vùng chậu có những di chứng lâu dài gồm có vô sinh, có thai lạc chỗ, và đau bụng mãn tính.

Viêm vùng chậu gây viêm tắc vòi trứng, buồng trứng khiến thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh.

Hậu quả nghiêm trọng của bệnh viêm vùng chậu để lại đó là gây viêm, tạo sẹo vòi trứng. Trong trường hợp cấp tính, viêm vùng chậu có thể gây áp-xe vòi trứng - buồng trứng, vấn để này có thể phải cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Read more…

Khi nào nên đi khám bệnh vô sinh?

00:58 |

Sau thời gian tự đoán bệnh và trị một số bệnh, có thể mất vài tháng hoặc 1 năm mà chưa có con, thì bắt buộc phải đi khám bệnh thêm vì nguyên nhân của vô sinh rất nhiều lại khó tìm, đã vậy có khi bị một lúc 2-3 nguyên nhân.

Việc khám nghiệm người đàn ông khá đơn giản, mau chóng lại ít tốn kém, vì thế bắt đầu khám ông chồng trước; sau một thời gian vẫn thất bại thì lúc đó mới khám người vợ.

Khám người chồng:

Xét nghiệm tinh dịch gọi là tinh dịch đồ.

Lấy tinh trùng bằng cách thủ dâm hoặc giao hợp, lúc sắp xuất tinh rút dương vật ra cho xuất tinh vào lọ thủy tinh và đem xét nghiệm trong vòng 2 giờ (3 ngày trước đó không được giao hợp. Nếu tinh dịch đồ bất thường thì 2 tháng sau phải xét nghiệm lại vì mắc bệnh như cảm sốt cũng làm giảm tinh trùng).

Được coi là bình thường nếu:

- Xuất tinh được 2-4ml tinh dịch (dưới 2ml là bất thường).

- Mỗi ml tinh dịch phải có trên 20 triệu tình trùng (dưới 20 triệu là bất thường, khó có con; dưới 4 triệu không có khả năng sinh sản được).

- Tinh trùng bình thường >60%.

- Tinh trùng bất thường <30%.

- Độ di động của tinh trùng: 50%, độ di động là quan trọng nhất.

Nếu tinh trùng dưới 20 triệu, nên giao hợp lúc 6-8 giờ sáng là giờ mà tinh trùng có nhiều nhất.

Nếu có mủ chảy ra ở lỗ tiểu thì cấy tìm vi khuẩn lậu, chlamydida.

Siêu âm tinh hoàn.

Nếu chưa tìm được nguyên nhân thì đến lượt người vợ.

Khám người vợ:

Siêu âm bụng dưới, kiểm tra bộ sinh dục bên trong.

Nội soi âm đạo –cổ tử cung.

Chụp X-quang cổ tử cung –vòi trứng để xem buồng tử cung có bất thường và xem vòi có bị nghẹt không?

Soi ổ bụng (rạch lỗ nhỏ gần rốn, đút ống soi vô để xem tử cung, vòi, buồng trứng).

Khảo sát chất nhầy ở cổ tử cung, được làm sau giao hợp vài giờ để xem coi chất nhầy có ảnh hưởng xấu đến tinh trùng không (chất nhầy quá đặc hoặc quá ít thì tinh trùng không di chuyển vào bên trong vòi được).

Kiểm tra sự rụng trứng.

Trong các việc làm trên đây, việc nào dễ làm và cho biết nguyên nhân thường gặp thì làm trước.

Cấy huyết trắng nếu có, tìm vi khuẩn lậu, chlamydia.

Cuối cùng là tìm nhiễm sắc thể bất thường.

Kết quả như thế nào?

Việc điều trị lâu mau tùy nguyên nhân, có khi nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí vài năm sau mới có kết quả.

Cũng có trường hợp đáng tiếc là không tìm được nguyên nhân thì hai vợ chồng có thể nhận con nuôi hoặc xin thụ thai nhân tạo.
Read more…