Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn ( thu nhỏ âm đạo ) là gì ?

21:29 |

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn ( thu nhỏ âm đạo )là: một thủ thuật tạo hình nhằm phục hồi lại cấu trúc giải phẫu và chức năng của âm đạo.

Tại sao lại phải phẫu thuật tạo hình lại âm đạo?

- Giải phẫu: là một cấu trúc hình ống nối từ âm hộ đến cổ tử cung, cấu tạo từ các lớp cơ vòng xung quanh và niêm mạc ở phía trong.

- Chức năng:

+ Là nơi tiếp nhận và gây cảm hứng cho dương vật trong quá trình giao hợp.

+ Tiếp nhận và dẫn tinh trùng vào trong tử cung trong quá trình thụ thai

+ Dẫn kinh nguyệt ra ngoài.

Tuy nhiên đối với phụ nữ, ống âm đạo cũng là một nơi kích thích tình dục, đó là điểm G ( G Spot). Ngoài ra các vùng gây cảm hứng tình dục chính là cửa mình và giữa cửa mình và hậu môn.

Như vậy, khi cơ vòng ống âm đạo bị dẫn rộng ra, các sợi cơ này bị rách, đứt trong lúc rặn đẻ, do sai sót trong khâu vá tầng sinh môn, sa tử cung.. mà ống âm đạo mất khả năng đàn hồi thì người phụ nữ không còn có thể tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn nữa. Tình trạng này thường diễn ra ở những phụ nữ lớn tuổi, sau khi sinh nở nhiều lần và liên tiếp. Ống âm đạo nở rộng làm người phụ nữ không còn cảm giác thích thú khi giao hợp, đối với hôn phối thì lại càng tệ hơn, dương vật không còn được ống âm đạo ôm siết chặt vì các cơ vòng đã mất hết tính năng đàn hồi và luồng thần kinh dẫn truyền cho sự co thắt cũng không còn hoạt động hiệu quả nữa, chất nhờn âm đạo không còn tiết làm cho âm đạo khô, giao hợp trở nên rát, đau đớn, chảy máu cho cả hai. Kết quả làm cho cả hai dễ mất hứng thú, hay sợ khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ vợ chồng, hạnh phúc gia đình.

Read more…

Cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cho đúng?

02:26 |

Dung dịch vệ sinh phụ nữ không phải là thuốc trị bệnh. Đó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín.

Chị em không nên lạm dụng việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh, như vậy sẽ làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo. Vì môi trường tự nhiên của âm đạo có độ pH = 3,8 - 4,8, nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm.

Nữ giới chỉ nên dùng khi đến tháng và vệ sinh trước hoặc sau khi quan hệ tình dục, còn bình thường, nếu chị em muốn sạch sẽ có thể dùng xà bông/ sữa tắm hoặc dung dịch muối pha loãng cũng được rồi.

Tuy nhiên, chị em cũng không nên dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da... dễ gây viêm âm đạo.

Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể.

Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, chị em nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ. Có thể chị em đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa.
Read more…

Những biểu hiện bệnh viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu

20:13 |
Viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng không vì thế mà không điều trị và mặc cho bệnh phát triển. Đây là loại bệnh phát triển âm ỉ và ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể phát triển thành ung thư vì vậy cần phát hiện sớm để kịp thời ngăn chặn.



Viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu là chỉ sự viêm loét trên một diện tích nhỏ cho đến toàn bộ 1/3 bên trong cổ tử cung, biểu hiện thường gặp nhất là khí hư bất thường, tình trạng của mỗi bệnh nhân là khác nhau có người xuất hiện nhiều khí hư, khí hư có màu vàng, hoặc có màu trắng sữa, dạng nhớt hoặc dạng mủ hoặc dạng nước, bộ phân sinh dục có thể kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và mùi khó chịu.


Ở người khỏe mạnh khí hư thường không màu, không mùi và có dạng như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên do mức độ viêm nhiễm của mỗi bệnh nhân là khác nhau nên dạng, lượng, màu sắc của khí hư cũng có khác biệt. Do triệu chứng của viêm loét cổ tử cung thường không rõ ràng nên dễ bị chị em phụ nữ bỏ qua.


Mặc dù viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu thường không rõ ràng nhưng một khi phát hiện ra bệnh cần kịp thời điều trị để tránh chuyển biến sang các giai đoạn kế tiếp. Đến khi điều trị không những gây mất nhiều thời gian và tiền bạc mà còn không dễ điều trị và dễ dàng tái phát.

Read more…

Chuẩn đoán và điều trị viêm vùng chậu

01:33 |

Chuẩn đoán bệnh viêm vùng chậu: 

Những tiêu chuẩn tối thiểu để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu bao gồm:

- Đau bụng dưới và đau phần phụ, rất nhạy cảm khi thăm khám âm đạo.

- Nhiệt độ cơ thể cao 38,3.

- Khí hư ở cổ tử cung và âm đạo bất thường.

- Khám siêu âm có thể thấy vòi trứng sưng, nhiều dịch nhầy bên trong hay áp-xe vòi trứng - buồng trứng.

- Làm sinh thiết nội mạc tử cung có dấu hiệu bất thường.


Những hậu quả của viêm vùng chậu nếu không kịp thời điều trị


Một trong những di chứng gây rắc rối nhất của bệnh viêm vùng chậu là bệnh đau bụng mãn tính, đôi khi cần phải cắt bỏ cả tử cung để giải quyết vấn đề. Có khoảng 25% bệnh nhân bị viêm vùng chậu có những di chứng lâu dài gồm có vô sinh, có thai lạc chỗ, và đau bụng mãn tính.

Viêm vùng chậu gây viêm tắc vòi trứng, buồng trứng khiến thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh.

Hậu quả nghiêm trọng của bệnh viêm vùng chậu để lại đó là gây viêm, tạo sẹo vòi trứng. Trong trường hợp cấp tính, viêm vùng chậu có thể gây áp-xe vòi trứng - buồng trứng, vấn để này có thể phải cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Read more…

Khi nào nên đi khám bệnh vô sinh?

00:58 |

Sau thời gian tự đoán bệnh và trị một số bệnh, có thể mất vài tháng hoặc 1 năm mà chưa có con, thì bắt buộc phải đi khám bệnh thêm vì nguyên nhân của vô sinh rất nhiều lại khó tìm, đã vậy có khi bị một lúc 2-3 nguyên nhân.

Việc khám nghiệm người đàn ông khá đơn giản, mau chóng lại ít tốn kém, vì thế bắt đầu khám ông chồng trước; sau một thời gian vẫn thất bại thì lúc đó mới khám người vợ.

Khám người chồng:

Xét nghiệm tinh dịch gọi là tinh dịch đồ.

Lấy tinh trùng bằng cách thủ dâm hoặc giao hợp, lúc sắp xuất tinh rút dương vật ra cho xuất tinh vào lọ thủy tinh và đem xét nghiệm trong vòng 2 giờ (3 ngày trước đó không được giao hợp. Nếu tinh dịch đồ bất thường thì 2 tháng sau phải xét nghiệm lại vì mắc bệnh như cảm sốt cũng làm giảm tinh trùng).

Được coi là bình thường nếu:

- Xuất tinh được 2-4ml tinh dịch (dưới 2ml là bất thường).

- Mỗi ml tinh dịch phải có trên 20 triệu tình trùng (dưới 20 triệu là bất thường, khó có con; dưới 4 triệu không có khả năng sinh sản được).

- Tinh trùng bình thường >60%.

- Tinh trùng bất thường <30%.

- Độ di động của tinh trùng: 50%, độ di động là quan trọng nhất.

Nếu tinh trùng dưới 20 triệu, nên giao hợp lúc 6-8 giờ sáng là giờ mà tinh trùng có nhiều nhất.

Nếu có mủ chảy ra ở lỗ tiểu thì cấy tìm vi khuẩn lậu, chlamydida.

Siêu âm tinh hoàn.

Nếu chưa tìm được nguyên nhân thì đến lượt người vợ.

Khám người vợ:

Siêu âm bụng dưới, kiểm tra bộ sinh dục bên trong.

Nội soi âm đạo –cổ tử cung.

Chụp X-quang cổ tử cung –vòi trứng để xem buồng tử cung có bất thường và xem vòi có bị nghẹt không?

Soi ổ bụng (rạch lỗ nhỏ gần rốn, đút ống soi vô để xem tử cung, vòi, buồng trứng).

Khảo sát chất nhầy ở cổ tử cung, được làm sau giao hợp vài giờ để xem coi chất nhầy có ảnh hưởng xấu đến tinh trùng không (chất nhầy quá đặc hoặc quá ít thì tinh trùng không di chuyển vào bên trong vòi được).

Kiểm tra sự rụng trứng.

Trong các việc làm trên đây, việc nào dễ làm và cho biết nguyên nhân thường gặp thì làm trước.

Cấy huyết trắng nếu có, tìm vi khuẩn lậu, chlamydia.

Cuối cùng là tìm nhiễm sắc thể bất thường.

Kết quả như thế nào?

Việc điều trị lâu mau tùy nguyên nhân, có khi nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí vài năm sau mới có kết quả.

Cũng có trường hợp đáng tiếc là không tìm được nguyên nhân thì hai vợ chồng có thể nhận con nuôi hoặc xin thụ thai nhân tạo.
Read more…

Triệu chứng cách phòng thai ngoài tử cung

00:51 |

Triệu chứng thai ngoai tử cung

Có 3 triệu chứng chính để chẩn đoán sớm thai ngoai tử cung:

Rối loạn kinh nguyệt, ốm nghén:

Sản phụ bị tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, trễ kinh. Cũng có trường hợp, sản phụ sau khi tắt kinh còn bị ra máu bất thường, máu thường màu đỏ tươi.

Ngoài ra, sản phụ còn bị ốm nghén biểu hiện ở việc buồn nôn và nôn.

Đau bụng:

Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu sản phụ có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần, và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Lúc đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, đôi khi còn dẫn đến tình trạng hôn mê. Trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.

Xuất huyết âm đạo:

Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài.

Nhiều khi, xuất huyết xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kỳ), làm cho sản phụ dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt, hay rong kinh. Một số trường hợp sau khi đi điều hòa kinh nguyệt hoặc nạo thai về thì tiếp tục ra huyết âm đạo kéo dài, đau bụng ngày càng tăng. Siêu âm có thể thấy có khối nhỏ cạnh tử cung, đôi khi còn thấy tim thai đập, có dịch trong bụng thì cũng rất có thể là do thai ngoai tử cung.

Lưu ý: sẽ rất nguy hiểm vì với những triệu chứng như trên, người phụ nữ có thể nhầm lẫn với việc mình bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc bị lẫn với triệu chứng có thai giai đoạn đầu. Những dấu hiệu lâm sàng của việc ra máu âm đạo và đau bụng trong thai kỳ khá giống hiện tượng dọa sẩy thai và thai chết lưu nên cần được các bác sĩ khám và tiến hành siêu âm kỹ.

Điều trị thai ngoai tử cung

Ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, sản phụ nên đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp. thai ngoai tử cung càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản. Với những khối thai chưa vỡ và có đường kính 3cm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm một loại thuốc vào khối thai nhằm làm khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu đi. Với những khối thai to hơn, phương pháp thông dụng là phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm là làm giảm nguy cơ bị dính vùng bụng sau khi mổ. Tuy nhiên, nếu khối thai đã bị vỡ hoặc có quá nhiều máu trong ổ bụng bắt buộc bác sĩ phải tiến hành mổ hở. Sau khi điều trị, sản phụ vẫn có thể có thai lại như bình thường nhưng khả năng tái phát thai ngoai tử cung có thể trên 10%. Với trường hợp bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này thậm chí còn cao hơn.

thai ngoai tử cung tái phát có thể lặp lại trên vòi trứng còn lại, trên chỗ mở của vòi trứng lần trước (nếu chưa bị cắt) hay trên mỏm cụt của vòi trứng đã bị cắt.

Cách phòng ngừa thai ngoai tử cung

Cách tốt nhất để phòng ngừa thai ngoai tử cung là người phụ nữ nên giữ vệ sinh tốt, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau khi hay đang trong thời kỳ cho con bú; hạn chế nạo phá thai; phòng ngừa viêm nhiễm sinh dục do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (chung thủy 1 vợ -1 chồng, dùng bao cao su khi quan hệ) và chống viêm nhiễm sau khi sinh cũng như sau khi sảy thai.

Nếu phát hiện có hiện tượng khí hư bất thường, người phụ nữ nên đi khám phụ khoa để điều trị sớm. Điều trị càng muộn, nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung dẫn đến viêm nhiễm tử cung, vòi trứng càng cao, gây ra hậu quả thai ngoai tử cung.

Đặc biệt với những sản phụ đã điều trị thai ngoai tử cung và muốn có thai trở lại, thời gian cần thiết để các chức năng sinh sản ổn định trở lại ít nhất là 1 năm. Đồng thời khi đã có thai, sản phụ phải đi khám thai đều đặn và có sự theo dõi của bác sĩ.

Các sản phụ cũng nên tích cực điều trị bệnh viêm khoang chậu và chứng viêm ống dẫn trứng, để ngăn chặn tình trạng thai ngoai tử cung.
Read more…

Chuẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng

00:50 |

U nang buồng trứng là sự xuất hiện của các khối sưng đầy chất dịch phát triển ở trên hay ở trong các buồng trứng.

Hầu hết các u nang buồng trứng không phải là ung thư và vô hại ,nhưng trong trường hợp nặng có thể phát triển thành ung thư,vấn đề này thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi nhiều hơn.
a) Triệu chứng bệnh u nang buồng trứng
Hầu hết các u nang buồng trứng không gây các triệu chứng , nhưng khi có các triệu chứng , chúng có thể gồm:
-Khó chịu vùng bụng.
-Đau trong lúc giao hợp.
-Kinh nguyệt không đều,đôi khi ra máu nặng.
-Xuất huyết sau khi mãn kinh.
-Nếu u nang lớn có thể gây sức ép lên bang quang dẫn đến bí tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên.

b) Chẩn đoán – Điều trị bệnh u nang buồng trứng

+ Chẩn đoán:
Đôi khi các u nang buồng trứng chỉ được tình cờ phát hiện khi bệnh nhân được kiểm tra khung chậu trong một đợt kiểm tra phụ khoa định kì.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra sau:
-Siêu âm
-Soi ổ bụng để xác định vị trí cũng như kích thước của u nang .
-Xét nghiệm máu để xác định u nang có phải là ung thư hay không.
+ Điều trị
Một số loại u nang buông trứng có thể khỏi mà không cần điều trị , mặc dù kích thước của u nang có thể kiểm tra bằng cách siêu âm thường xuyên.
Các u nang lớn hoặc dai dẳng có thể được điều trị bằng cách rút dịch hoặc phẫu thuật để cắt  bỏ.
Nếu u nang là ung thư, phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn,chỉ chừa lại buồng trứng và ống dẫn trứng nếu có thể.
Các u nang buông trứng có thể tái phát nếu buồng trứng không được cắt bỏ.


Read more…