Ðiều trị viêm niệu đạo

19:01 |
Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị theo hội chứng. Ðối với mọi trường hợp tiết dịch niệu đạo, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình.

1. Phác đồ điều trị viêm niệu đạo do lậu

Dùng một trong các loại thuốc sau kết hợp với một trong các loại thuốc điều trị viêm niệu đạo không do lậu:
Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất+ Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất+ Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất + Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong  7 ngày.

2. Phác đồ điều trị viêm niệu đạo không do lậu

Dùng một trong 3 thuốc sau:
Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
Tetracycline 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong  7 ngày.
Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Chú ý: Ðiều trị cho bạn tình với liều tương tự. Không dùng Doxycycline, Tetracycline cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.

3. Chuyển tuyến khi

- Không có sẵn các thuốc trên đây.
- Các triệu chứng không giảm sau một đợt điều trị.
- Bệnh lậu đã có biến chứng như viêm mào tinh hoàn.

4. Thông tin và tư vấn

Mọi trường hợp mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo đều cần được giáo dục và tư vấn về hành vi tình dục an toàn. Cán bộ y tế cần tuân thủ các nguyên tắc về tư vấn trong cuốn chuẩn mực này. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là:
- Hậu quả của bệnh khi không được điều trị đúng và đầy đủ, cần nhấn mạnh nguy cơ lây nhiễm và gây viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh ở bạn tình, gây viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến mù loà, viêm phổi trẻ sơ  sinh...
- Tuân thủ chỉ định điều trị của thầy thuốc, đến khám lại theo lịch hẹn.
- Khả năng lây truyền cho bạn tình.
- Tình dục an toàn và hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên.
- Thông báo và điều trị bạn tình.
Có nhiều người đã bị lây nhiễm nhưng không biểu hiện triệu chứng (có tới trên 50%) nhưng họ vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình và bệnh vẫn tiến triển gây nên các biến chứng cho họ.
- Nguy cơ lây nhiễm các bệnh LTQÐTD khác và HIV, tư vấn trước khi xét nghiệm HIV.
- Ðịa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV.
Read more…

Biểu hiện bệnh viêm phần phụ

18:48 |

Nguyên nhân của viêm phần phụ rất đa dạng: có thể là biến chứng của viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung hoặc là do các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ tử cung, nạo hút thai…), quan hệ tình dục không an toàn.

Mầm bệnh thường gặp là tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, chlamydia…

Viêm phần phụ có biểu hiện như thế nào?

- Đau hố chậu: thường đau hai bên, nhưng bao giờ cũng có một bên đau nhiều hơn. Đau liên tục, có thể đau âm ỉ, tăng lên khi lao động (mạn tính) hoặc đau rõ rệt, dữ dội (cấp tính).

- Sốt: sốt vừa hoặc nhẹ (37,5oC)

- Khí hư: có thể thấy khí hư ra nhiều trong đợt đau cấp.

- Ra máu bất thường trước, sau khi có kinh nguyệt.

Những biểu hiện của viêm phần phụ cấp tính: đau phần hạ vị, có kèm theo sốt, khi khám phụ khoa có thể thấy phần phụ bị chèn ép và gây ra đau, khi xét nghiệm máu có thể phát hiện ra tỉ lệ tế bào bạch cầu trung tính tăng cao.

 Những biểu hiện của viêm phần phụ mãn tính: phần hạ vị phình to, đau nhức và mỏi phần thắt lưng, có thể kèm theo khí hư tăng nhiều, đau thắt lưng, kinh nguyệt không đều… những biểu hiện sẽ càng nặng nếu rơi vào trạng thái mệt mỏi hay trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi khám phụ khoa thấy chèn ép đau phần phụ, dày, hoặc bạch cầu tăng, đặc biệt bạch cầu trung tính tăng cao hoặc cũng có thể bình thường. Và thông thường phát hiện ra chứng viêm phần phụ khi nghi ngờ khả năng vô sinh.

Tiến triển và biến chứng của viêm phần phụ như thế nào?

Viêm phần phụ có thể cấp tính với các biểu hiện dữ dội (đau hố chậu hai bên, sốt cao, khí hư ra nhiều) hoặc chuyển thành giai đoạn mạn tính với các biểu hiện không rõ rệt (đau âm ỉ hai hố chậu, tức nặng, không sốt)

Các biến chứng của viêm phần phụ là ứ mủ, ứ nước vòi trứng, áp xe buồng trứng, và khi các ổ mủ này vỡ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Một biến chứng nguy hiểm nữa là gây hẹp tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
Read more…

3 kiểm tra sức khỏe quan trọng nhất với chị em

21:15 |

Trạng thái tâm lý chung của nhiều chị em phụ nữ là không thoải mái khi nói đến vấn đề sức khỏe tình dục, tuy nhiên đây lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không thường xuyên quan tâm và kiểm tra sức khỏe tình dục hay sức khỏe sinh sản, chị em sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh phụ khoa, đặc biệt nhất là các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ như ung thư vú hay ung thư tử cung.

Để giúp chị em có kiến thức tốt về sức khỏe tình dục của riêng mình, các chuyên gia trong vấn đề này khuyên chị em không nên bỏ qua 3 kiểm tra y tế rất thiết thực đối với chị em là kiểm tra pap smear, kiểm tra vú và sàng lọc các bệnh tình dục.

ại sao lại cần làm 3 kiểm tra này và tầm quan trọng của chúng ra sao?

1. Pap smears

Cũng giống như không ai muốn đi khám nha sĩ, hầu hết chị em đều không muốn đi khám phụ khoa. Nhưng pap smears là những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó, nếu phát hiện sớm, có thể được điều trị. Kiểm tra Pap smear là kiểm tra các tế bào cổ tử cung để sớm phát hiện có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung hay không.

Kiểm tra pap smear cũng giúp phát hiện dấu hiệu của virus như HPV (human papilloma virus) - virus được biết đến làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nên bắt đầu có pap smears ở tuổi 21, hoặc ba năm sau khi quan hệ tình dục. Kiểm tra pap smear nên được thực hiện 3 năm liên tiếp, nếu các kết quả đều là dấu hiệu tốt thì thời hạn kiểm tra có thể giãn ra.

2. Kiểm tra ngực

Gần một phần ba của phụ nữ Nam Phi được chẩn đoán bị ung thư vú. Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Nhưng tin tốt là nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị và không dẫn đến tử vong. Tất cả phụ nữ nên tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần. Điều này nên được thực hiện ngay ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, khi bạn đang rụng trứng, và tại cùng một thời điểm mỗi ngày nếu có thể.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi ở ngực ở những tháng tiếp theo, giống như một khối u hoặc bất kỳ sự khác biệt trên da, hãy đi gặp bác sĩ để được kiểm tra lại một cách chính xác nhất. Khi ngoài 40 tuổi, phụ nữ cần đi chụp X-quang tuyến vú 2 hoặc 3 năm một lần ngoài việc tự kiểm tra ngực hàng tháng.

3. Sàng lọc các nhiễm trùng tình dục

Bình thường có tới hơn 20 bệnh nhiễm trùng thông thường lây truyền qua đường tình dục (bệnh lây truyền qua đường tình dục), vì vậy việc tự bảo vệ mình chống lại các bệnh này là hết sức cần thiết. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng không có bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý, vì vậy nếu bạn đang không được kiểm tra và sàng lọc, bạn có thể không biết rằng mình đang bị nhiễm bệnh.

Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến là gonnorrheoa và chlaymidia, mà có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em nếu không được kiểm soát. Viêm gan B cũng là một trong số các bệnh này và là nguyên nhân gây viêm gan rất nguy hiểm.
Read more…

Bệnh 'vùng kín' thường gặp nhất ở nữ giới

20:18 |

Viêm cổ tử cung

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung thường là Chlamydia trachomatis và vi khuẩn lậu cầu, có khi là do cả hai.


Chúng lây qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Vị trí bị tổn thương có thể là đường tiểu, cổ tử cung, nội mạc tử cung, ống dẫn trứng… các chuyên gia phụ khoa cho biết: "Nếu người mẹ mang thai bị nhiễm Chlamydia trachomatis có thể lây bệnh cho con lúc sinh, thường là tổn thương ở mắt, có thể bị mù lòa.

Điều đáng ngại là đa số các trường hợp nhiễm Chlamydia trachomatis thường không có triệu chứng gì, ngay cả khi bệnh lan lên đến tử cung, ống dẫn trứng, gây biến chứng tắc ống dẫn trứng, vô sinh. Tuy nhiên, nếu để ý sẽ nhận thấy các triệu chứng sau: tiểu buốt hoặc thường xuyên buồn tiểu, âm đạo tiết dịch nhiều, có thể kèm theo ngứa rát hoặc không, đau râm ran vùng bụng dưới rốn hoặc đau khi quan hệ tình dục".


Nấm âm đạo

Thoạt đầu chỉ là cảm giác khó chịu có thể chấp nhận được, nhưng nếu tiếp tục không bị tiêu diệt, nấm sẽ gây họa với các cảm giác ngứa, rát khó chịu. Nấm có sẵn trên cơ thể chúng ta nhưng chỉ phát triển khi có cơ hội như vệ sinh kém, trong chu kỳ kinh nguyệt, dùng kháng sinh lâu dài, tiểu đường…

Để không bị nhiễm nấm, bạn cần giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh trước và sau khi làm "chuyện ấy", phơi quần áo lót ngoài nắng để diệt nấm. Chỉ sử dụng các thuốc rửa phụ khoa khi bị viêm nhiễm, kỳ "đèn đỏ" hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trùng roi

Trùng roi là một loại ký sinh trùng có tên Trichomonas Vaginalis, mắt thường không nhìn thấy được. Chúng sống ký sinh ở âm đạo, dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục, gây nên các triệu chứng viêm nhiễm. Mới đầu, lượng trùng roi còn ít, đương sự chưa thấy hề hấn gì nhưng khi số lượng chúng tăng lên sẽ làm cho khí hư ra nhiều, có mùi, màu vàng, xanh, đôi khi có bọt; khi giao hợp bị đau, ngứa, rát.

Lúc này, việc điều trị sẽ không dễ dàng, các chuyên gia phụ khoa Phòng khám Thiên Tâm  cho biết: "Để điều trị thành công, cả hai người phải hợp tác, uống thuốc, không giao hợp hoặc nếu có giao hợp phải sử dụng bao cao su. Sau một đợt điều trị, nữ giới cần tái khám để xác định chúng đã… "đi" xa! Việc trì hoãn sẽ bị các biến chứng như viêm vòi trứng, vô sinh, viêm nhiễm đường tiết niệu".

Tạp trùng

Khi thấy dịch tiết âm đạo nhiều, có màu trắng xám, có mùi hôi và tanh nghĩa là âm đạo bị viêm do nhiễm tạp khuẩn (thường là những vi khuẩn yếm khí hỗn hợp). Việc điều trị cần dùng cả thuốc uống, rửa và thuốc đặt.

Những bệnh nhân viêm âm đạo lưu ý tránh "quan hệ" trong thời gian chữa bệnh hoặc sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Quần chíp, khăn tắm nên thay thường xuyên, cần sấy giặt, phơi nơi khô ráo, thoáng để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại. Đồng thời có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, bệnh mồng gà, giang mai, sau khi xâm nhập vào cơ thể cũng "chiếm cứ" khu vực âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Đây là bệnh lây qua đường tình dục. Riêng xoắn khuẩn giang mai, sau khi vào cơ thể sẽ "chu du" khắp các cơ quan tạng phủ. Vì thế, chúng có thể gây sẩy thai, làm thai chết trong tử cung, dị dạng và có thể gây giang mai bẩm sinh. Tuy giang mai là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Read more…

Viêm cổ tử cung có ảnh hưởng tới việc mang thai?

19:55 |
Hỏi : Tôi bị viêm cổ tử cung và âm đạo, đã đặt thuốc và khỏi viêm âm đạo, tuy không còn khí hư, nhưng lộ tuyến vẫn còn. Xin tư vấn nếu đốt thì có ảnh hưởng đến việc có con sau này?

Trả lời: Lộ tuyến là một loại tổn thương mãn tính ở cổ tử cung, thường là do hậu quả của viêm âm đạo cổ tử cung mãn tính. Điều trị lộ tuyến cổ tử cung ngày nay chủ yếu sử dụng phương pháp đốt điện cao tần hoặc đốt bằng tia laser. Đốt cổ tử cung bằng tia laser là phương pháp mới có gần đây, rất ít gây tổn thương cổ tử cung. Nó chỉ tác động trên lớp bề mặt cổ tử cung lộ tuyến sâu 0,1 mm, do đó không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc cổ tử cung và không ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ sau này.

Nhiều người đang bị viêm lộ tuyến cổ tử cung vẫn có thai và sinh đẻ bình thường. Nếu bạn chưa có con, vẫn có thể có thai và sinh con trước, rồi sau khi sinh mới điều trị lộ tuyến, không nhất thiết phải điều trị lộ tuyến cổ tử cung trước.
Read more…

Trước khi đi khám phụ khoa, chị em nên lưu ý gì?

01:30 |

Trước khi đi khám phụ khoa, chị em nên lưu ý gì?

- Kế hoạch khám phụ khoa của bạn nên hoãn lại nếu bạn đang ở trong chu kỳ nguyệt san. Bởi vì máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

- Bạn không nên quan hệ tình dục hay có bất cứ điều gì chèn vào âm đạo của bạn 1-2 ngày trước khi bạn khám phụ khoa.

- Các chị em không nên thụt rửa âm đạo trong ít nhất 24 giờ trước khi đến thăm khám bác sĩ phụ khoa. Để có kết quả xét nghiệm chính xác hơn, bạn không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm vệ sinh dành cho âm đạo nào bởi vì chúng có thể che giấu nhiều dấu hiệu bất thường từ âm đạo.

- Lập một danh sách các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ phụ khoa của bạn. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn để hỏi bác sĩ tất cả những vấn đề bạn đang quan tâm trong cuộc thăm khám.

- Hỏi bác sĩ xem bạn có thể có cho thêm một người bạn thân vào cùng phòng khám không nếu bạn nghĩ rằng điều này giúp bạn thoải mái hơn.

Khi nào thì phụ nữ nên bắt đầu đi khám phụ khoa?

Trừ khi bạn có một vấn đề về sức khỏe, còn lại bạn cần phải thực hiện bắt đầu đi khám phụ khoa 3 năm sau khi bạn có quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc khi bạn 21 tuổi tuỳ điều kiện cụ thể của bạn.

Trước khi bước vào độ tuổi sinh nở, những phụ nữ trẻ thường được khuyến khích thăm định kỳ với các bác sĩ sản phụ khoa. Trong các chuyến thăm tới bác sĩ phụ khoa của mình, bạn có thể đặt câu hỏi và nói chuyện với bác sĩ về sự thay đổi của cơ thể hoặc những mối quan tâm về các hiện tượng tâm sinh lý trên cơ thể.

Bên cạnh đó, khi đi khám phụ khoa, các chị em cũng trải qua những cuộc thăm khám và các xét nghiệm để chắc chắn rằng sự phát triển của cơ thể hoặc những vấn đề chị em đang mắc phải là bình thường.

Làm thế nào để biết mức độ bản thân phải khám phụ khoa?

Sau khi bạn có chuyến thăm khám phụ khoa lần đầu tiên, bác sĩ phụ khoa sẽ cho bạn biết tần suất mà bạn nên thường xuyên ghé thăm bác sĩ phụ khoa. Tần suất khám phụ khoa như thế nào tùy thuộc vào sức khỏe hoặc bệnh tật bạn có.

Bạn có thể thường xuyên phải thăm khám phụ khoa nếu bạn có:

- Những kết quả thử nghiệm khí hư bất thường trước đó.

- Có vấn đề với sức khỏe tình dục.

- Tiền sử gia đình có bệnh ung thư.

- Bạn nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc đối tác của bạn nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị nhiễm trùng.
- Viêm âm đạo tái phát.

- Trong một số trường hợp, khám phụ khoa là cần thiết để giúp bạn kiểm soát sinh bằng những biện pháp tránh thai bạn cần. Ví như thuốc tránh thai, vòng tránh thai, tiêm hormone... Việc khám phụ khoa là hành động cần thiết để chèn một vòng tránh thai... nếu bạn muốn tránh thai.

Khi nào thì nên phải liên hệ với bác sĩ phụ khoa?

Liên hệ với bác sĩ phụ khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản hoặc nếu bạn có bất cứ triệu chứng bất thường nào:

- Máu, dịch xả âm đạo thay đổi.

- Đau nhiều hoặc khó chịu trước kỳ kinh.

- Đau, sưng, hay kích thích âm hộ, âm đạo.
- Xuất hiện vết loét, cục, hoặc ngứa âm hộ hay âm đạo.

- Âm đạo hoặc vùng chậu đau bất thường, nghiêm trọng.

Những triệu chứng trên đây có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc báo hiệu tình trạng nghiêm trọng có thể cần phải điều trị. Vì thế, nó tốt nhất để bạn nên được kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bạn nên khám phụ khoa ở đâu?

Bạn có thể đến thăm khám phụ khoa tại các bệnh viện, trung tâm y tế địa phương, một phòng khám tư hoặc từ một bác sĩ phụ khoa tư nhân.
Read more…

Bạn biết gì về u nang buồng trứng?

01:41 |

Nếu bạn nghĩ rằng căn bệnh này chỉ có phụ nữ trưởng thành mới mắc phải, có lẽ bạn cần phải bổ sung ngay những thông tin này đấy!

1. Mình có một người bạn thân và người bạn í của mình mới đây đi khám đã phát hiện bị u nang buồng trứng. Vậy cho mình hỏi u nang buồng trứng là bệnh gì thế? (Nguyễn Ngọc Hoa, 17 tuổi)

Trả lời:


Ngọc Hoa thân mến!

Trước hết, phải nói rằng u nang buồng trứng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở phái nữ chúng mình. Các nang ở buồng trứng được hình thành trong quá trình dậy thì của teengirls, chúng thường được xem như là kết quả của quá trình rụng trứng trước kì nguyệt san với hình dạng như các túi tí hon chứa chất lưu (dịch lỏng và khí). 

Những nang bình thường này được gọi là nang chức năng, chúng phát triển trong suốt một tháng, đến khi đạt kích cỡ từ 2-3cm thì chúng tự xẹp xuống và không gây hại gì. Tuy nhiên, nếu những nang này phát triển to quá mức thì lúc đó chúng được xem là bệnh và chúng mình vẫn biết đến nó với tên gọi u nang buồng trứng đấy!

2. Trước đây mình vẫn thường nghĩ rằng chỉ có phụ nữ ở độ tuổi của mama của mình mới bị u nang buồng trứng. Chính vì thế sáng nay nghe con bạn bảo đang bị u nang mình mới ngã ngửa người ra. Vậy cho mình hỏi, độ tuổi nào thường mắc bệnh này ạ? ( Hoài Phương, HN)

Trả lời:

Chào Hoài Phương! 

Bạn cần biết là không chỉ có những phụ nữ trưởng thành mới mắc phải căn bệnh này, mà chính các XX trong độ tuổi chúng mình cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nữa đấy bạn ạ. 

Thậm chí, với một số XX đang trong quá trình dậy thì và chưa xuất hiện đèn đỏ thì vẫn có những nang nhỏ xuất hiện trong buồng trứng, tuy nhiên, các nang này chỉ được xem như một phần của quá trình dậy thì bình thường thôi! 

3. Mình đã nghe nói tới rất nhiều bệnh u nang buồng trứng, vậy cho mình hỏi triệu chứng của bệnh này là gì để còn sớm nhận biết được chúng? (Thanh Thảo, HCM)

Trả lời:

Thảo thân mến!

Chính vì các nang buồng trứng có thể chỉ là một phần của quá trình rụng trứng nên thông thường chúng không có…triệu chứng gì cả bạn ạ. Các XX thường phát hiện ra mình mắc bệnh đa số là do tình cờ đi khám định kì mà thôi. 

Mặc dù vậy, cũng có những teen girl khi thấy đau bụng nhiều mới bắt đầu đi khám và phát hiện bệnh, nhưng nên nhớ rằng các nang thường chỉ gây đau khi chúng bị vỡ, gây xuất huyết. Vì vậy để đảm bảo sức khoẻ của mình, các XX hãy tập đi khám sức khoẻ định kì nhé!

4. Cho mình hỏi là có phải cách điều trị u nang buồng trứng như thế nào còn tùy thuộc vào từng loại u nang đúng hem? (Minh Khai, BN)

Trả lời:

Minh Khai thân mến!

Đúng là, các bác sĩ chia u nang buồng trứng làm 2 loại:

- U nang lành tính: là một phần của sự phát triển trong tuổi dậy thì hay là kết quả của sự rụng trứng ở cả teen và phụ nữ trưởng thành. Các nang dạng này hoàn toàn không gây đau, không có bất kì ảnh hưởng gì đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt của bạn. Và lẽ dĩ nhiên, các nang thuộc dạng này sẽ “tự sinh tự diệt” luôn, không cần phải nhọc công chữa trị gì cả!

- U nang ác tính: là mối đe doạ bởi chúng có thể phát triển thành ung thư đấy! Loại u nang này khi siêu âm thường sẽ có dạng túi tí hon chứa dịch đặc (không phải chất lưu như nang chức năng nhé!). Nếu nang của bạn thuộc dạng này, bạn cần được chữa trị ngay bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Cuối cùng, một điều lưu ý cho các XX là bất kì nang buồng trứng nào phát triển quá to hoặc không tự mất đi trong vài tuần đều cần được theo dõi để xem có phải là tiền căn ung thư hay không.
Read more…