Cách phòng tránh viêm cổ tử cung

21:27 |

1. Cổ tử cung và viêm cổ tử cung

Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung. Ở tình trạng bình thường, khả năng viêm nhiễm những vùng này khá thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ học (như các hành vi mang tính thô bạo, sinh hoạt tình dục không vệ sinh, sinh hoạt quá nhiều, sinh con sớm, sinh con dùng phẫu thuật, không chú ý giữ vệ sinh,…) hoặc khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì phụ nữ dễ mắc bệnh này.
Cách phòng tránh viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung có hai loại: cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, phụ nữ thấy xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh. Có lúc đau bụng dưới hoặc đau lưng. Lúc này cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc kháng sinh, tránh làm việc quá sức, tránh sinh hoạt tình dục, tránh để nước quá nhiều vào âm đạo khi tắm… tránh những kích thích vào phần này, sẽ nhanh chóng hết bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành mãn tính và gây ra các hậu quả trong sinh hoạt tình dục, sinh đẻ, thậm chí ung thư và vô sinh.

2. Để phòng bệnh viêm cổ tử cung, phụ nữ cần lưu ý:

+ Hàng ngày vệ sinh âm đạo, thường xuyên thay quần lót và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

+ Khi giao hợp, người chồng nên nhẹ nhàng, tránh những hành vi thô bạo.

+ Khi sinh con cần chú ý vệ sinh và tránh những việc làm tổn thương cổ tử cung. Khi phát hiện có khí hư nên đi khám ngay.

+ Khi bệnh viêm mãn tính, cần điều trị toàn bộ. Khi bệnh chưa nặng, nên dùng kháng sinh, trước khi đi ngủ nên đặt thuốc vào âm đạo, cách một ngày một lần, mỗi đợt nên từ 7 – 10 lần. Tránh quan hệ tình dục khi đang dùng thuốc.

+ Nếu bệnh nặng, các bác sỹ sẽ áp dụng những biện pháp trị liệu vật lý như: dùng tia laser, nhiệt điện hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Trong khi điều trị, cần kiểm tra định kỳ sự bong viêm mạc cổ tử cung và sự tiết dịch âm đạo để có cách điều trị đúng hướng, đây cũng là cách điều trị hiệu quả để phòng ung thư.

+ Sau khi rửa sạch, dùng thuốc tím 1% lau sạch trong ngoài âm đạo, cách mỗi lần một ngày, mỗi lần điều trị 5 – 10 ngày. Nhưng do sự nhạy cảm của mỗi người khác nhau với thuốc tím, lần đầu bạn không nên lau quá nhiều.

+ Dùng viên thuốc đặt vào âm đạo, mỗi tối đặt vào 1 viên, mỗi lần chữa là 10 lần đặt thuốc.

Sau mỗi lần điều trị, nếu kết quả tốt hay xấu cũng nên đến bệnh viện xét nghiệm khí hư, nếu vẫn còn chưa khỏi, bạn nên kiên trì điều trị tiếp.
Read more…

Các bước phá thai bằng thuốc

21:14 |

Các bước phá thai bằng thuốc
+ Bước 1 làm bong thai: Bệnh nhân uống mifepristone 200 mg ngay tại phòng khám để làm tróc túi thai ra khỏi niêm mạc tử cung rồi về nhà tự theo dõi theo hướng dẫn của thày thuốc.
Các bước phá thai bằng thuốc

+ Bước 2 tống thai ra ngoài: Sau 48 giờ, bệnh nhân trở lại phòng khám uống tiếp misoprostol 400 mg (để đẩy thai ra) và lưu lại phòng khám trong 3 giờ để theo dõi mạch, huyết áp (cứ nửa giờ một lần). Nơi theo dõi này phải có đủ các trang bị cấp cứu về tim mạch, đồng thời phải có điều kiện để vận chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn.

+ Bước 3: kiểm tra hiệu quả: Sau 14 ngày, bệnh nhân đến khám lại. Nếu siêu âm vẫn thấy thai phát triển và tim thai vẫn đập thì bắt buộc phải phá bằng phương pháp khác; không được giữ thai.

Những lưu ý về phá thai bằng thuốc

Không được áp dụng phá thai bằng thuốc cho các trường hợp thai ngoài tử cung, đang mang vòng, thiếu máu nặng, bị bệnh gan và thận, dùng corticoid kéo dài.

+ Khi đã dùng phương pháp này thì phải quyết tâm đến cùng chứ không được bỏ dở.
Thai phụ phải trình bày ý định phá thai bằng thuốc chậm nhất là vào ngày thứ 42 của thai kỳ để có đủ thời gian (7 ngày) cùng với thày thuốc suy nghĩ kỹ trước khi đi đến quyết định. Thống kê ở các nước cho thấy hiệu quả của phương pháp này là 87-97%, nghĩa là còn khoảng 6% thất bại. Do thuốc có những tác hại với thai nên khi thuốc không hiệu quả, nếu không tìm cách khác để tống thai ra ngoài thì đứa trẻ sẽ phát triển không bình thường (có thể bị khuyết tật, dị dạng). Vì vậy, tuy thầy thuốc đã hướng dẫn cách theo dõi sẩy thai nhưng thai phụ không được chủ quan mà bắt buộc phải đến bệnh viện để kiểm tra lần cuối (bước 3).

Thai phụ phải nói rõ với thày thuốc tuổi thai, tiền sử bệnh tật. Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ có thêm sự chính xác trong chẩn đoán và quyết định áp dụng biện pháp phá thai nội khoa.

Thuốc phá thai có một số tác dụng phụ như ra máu, rỉ máu kéo dài, buồn nôn, nôn. Thực chất đây là những hiện tượng thường có trong sẩy thai tự nhiên, nhưng thai phụ cần được báo trước để khỏi hoang mang.

Khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc, người bệnh không được dùng các thuốc phenitoin, phenobarbital, carbamazepine (vì các thuốc này làm giảm hiệu lực mifepristone) và cũng không được dùng các kháng viêm không steroid (vì làm giảm hiệu lực của phương pháp).
Read more…

Bệnh viêm buồng trứng

21:05 |

NGUYÊN NHÂN:

Đa số trường hợp viêm buồng trứng là do kế phát từ bệnh viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng và viêm phúc mạc. Các vi khuẩn gây viêm lan truyền từ tử cung lên ống dẫn trứng vào buồng trứng hoặc từ phúc mạc lan sang. Những vi khuẩn gây viêm thường gặp là: tụ cầu Staphylococcus, liên cầu Streptococcus, E.coli, Proteus vulgaris 

TRIỆU CHỨNG:

Các vi khuẩn gây viêm, sưng thủng buồng trứng, có thể gây mủ. Giai đoạn đầu thường gây đau đớn khi thăm khám buồng trứng qua trực tràng, buồng trứng to gấp 2-3 lần bình thường. Sau đó, buồng trứng bị bã đậu và can xi hoá chỗ viêm, buồng trứng nhỏ lại nhưng rắn và xơ cứng.

PHÒNG BỆNH:

- Vệ sinh cá nhân 1 cách hợp lý

- Điều trị kịp thời các bệnh viêm đường sinh dục
Read more…

Nhiễm trùng niệu ở phụ nữ

21:01 |
Nhiễm trùng niệu được định nghĩa là sự hiện diện của vi sinh gây bệnh bên trong đường tiết niệu, đồng thời gây ra các triệu chứng cơ năng cho người mắc bệnh. Tại Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm có 7 triệu lượt khám bệnh ngoại trú và 1 triệu lượt nhập viện cấp cứu điều trị nhiễm trùng niệu. Nữ dễ bị nhiễm trùng niệu hơn nam. Khoảng 50% phụ nữ có một lần nhiễm trùng niệu trong suốt cuộc đời của mình. Ở tuổi 24, gần 1/3 phụ nữ bị ít nhất một đợt nhiễm trùng niệu phải điều trị bằng kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm trùng niệu ở phụ nữ từ 16 đến 35 tuổi cao hơn 40 lần so với nam giới cùng tuổi. Một phần ba phụ nữ bị tái phát trong vòng 6 tháng sau lần nhiễm đầu tiên.
Nhiễm trùng niệu ở phụ nữ

Nhiễm trùng niệu được định nghĩa là sự hiện diện của vi sinh gây bệnh bên trong đường tiết niệu, đồng thời gây ra các triệu chứng cơ năng cho người mắc bệnh. Tại Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm có 7 triệu lượt khám bệnh ngoại trú và 1 triệu lượt nhập viện cấp cứu điều trị nhiễm trùng niệu. Nữ dễ bị nhiễm trùng niệu hơn nam. Khoảng 50% phụ nữ có một lần nhiễm trùng niệu trong suốt cuộc đời của mình. Ở tuổi 24, gần 1/3 phụ nữ bị ít nhất một đợt nhiễm trùng niệu phải điều trị bằng kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm trùng niệu ở phụ nữ từ 16 đến 35 tuổi cao hơn 40 lần so với nam giới cùng tuổi. Một phần ba phụ nữ bị tái phát trong vòng 6 tháng sau lần nhiễm đầu tiên.

Nhiễm trùng niệu phức tạp là nhiễm trùng niệu xảy ra trên cơ địa bệnh nhân có:

- Sỏi, nang thận nhiễm trùng, tổn thương tủy sống, đang đặt các loại ống thông.

- Tiểu đường, có thai

- Suy giảm miễn dịch.

Vi khuẩn có thể đi vào đường tiết niệu theo 3 cơ chế: ngược dòng, theo đường máu và lây lan từ ổ nhiễm trùng gần cơ quan niệu sinh dục. Khi vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu, không phải lúc vào vi khuẩn cũng gây ra tình trạng nhiễm trùng niệu, vì khả năng nhiễm trùng cón phụ thuộc vào các yếu tố:

- Độ pH thấp và tính ưu trương của nước tiểu

- Các chất nhầy của đường tiết niệu như protein Tamm-Horsfall, mức độ bám dính khác nhau giữa các vi khuẩn gây bệnh.

 Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng niệu hơn nam do những khác biệt căn bản về giải phẫu và sinh lý của cơ quan niệu sinh dục:

- Lỗ niệu đạo nữ nằm rất gần âm đạo và trực tràng. Tại âm đạo luôn có sẵn một hệ vi sinh kỵ khí và hiếu khí, nhưng không gây nhiễm trùng niệu. Chỉ khi hệ vi sinh này bị thay thế bởi hệ vi sinh gây bệnh (có nguồn gốc từ trực tràng) thì mới gây nhiễm trùng niệu.

- Niệu đạo nữ ngắn hơn niệu đạo nam nên vi khuẩn dễ xâm nhập ngược dòng đi vào bàng quang.

- Giao hợp là một yếu tố dễ gây nhiễm trùng niệu. Theo Hooton, ở phụ nữ luôn có tình trạng khuẩn niệu thoáng qua ngay sau giao hợp.

- Sau mãn kinh, vì giảm estrogen, phụ nữ dễ bị nhiễm trùng niệu do: niêm mạc âm đạo teo đi, môi trường âm đạo bớt tính acid và giảm số lượng vi khuẩn lactobacilli.

Ở phụ nữ, cơ chế gây nhiễm trùng niệu chủ yếu là do vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây viêm bàng quang. Niệu đạo bàng quang phù nề làm cho khúc nối bàng quang - niệu quản không đóng kín được khi rặn tiểu. Lúc đó nước tiểu có vi khuẩn dễ dàng đi ngược dòng trên bể thận gây nhiễm trùng đường tiểu trên. Đa số nhiễm trùng niệu do vi khuẩn Gram âm, trong đó E coli chiếm 80%, và Staphylococus saprophyticus chiếm từ 10% đến 15%.

Xử trí
1) Triệu chứng của viêm niệu đạo cấp và viêm bàng quang cấp rất khó phân biệt.
- Viêm niệu đạo cấp: tiểu đau, tiểu khó, chảy dịch niệu đạo. Tác nhân gây bệnh thường là Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorhea, Herpes simplex.

- Viêm bàng quang cấp: tiểu đau, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu máu và đau vùng trên xương mu.

- Ở bệnh nhân nữ thể trạng khỏe mạnh, mới bị một đợt viêm bàng quang cấp: có thể bị điều trị ngay bằng kháng sinh uống, không cần cấy nước tiểu. Sau khi dùng thuốc, hầu hết bệnh nhân đều khỏi triệu chứng. Khoảng 1/3 số bệnh nhân này sẽ tái phát. Khi tái phát, bắt buộc phải cấy nước tiểu.

- Những bệnh nhân tái phát trên 3 lần trong 12 tháng, phải đánh giá thêm:

- Các bất thường về phụ khoa.

- Xét nghiệm hình ảnh để phát hiện những bất thường của được tiểu trên: sỏi, niệu quản lạc chỗ, túi thừa đài thận.

- Sỏi bàng quang để loại trừ túi thừa niệu đạo, viêm bàng quang kẽ, ung thư tại chỗ của bàng quang.

2) Viêm đài bể thận cấp
- Triệu chứng: sốt, buồn nôn, mệt mõi, đau hông, lưng.

- Nếu nhiễm trùng đường niệu không phức tạp và huyết động của bệnh nhân ổn định: dùng kháng sinh uống trong 7 ngày. Trước khi uống kháng sinh, phải cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ. Nếu các triệu chứng không giảm, bệnh nhân phải nhập viện dùng kháng sinh tĩnh mạch. Thời gian dùng kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ là 10 đến 14 ngày.

- Nhiễm trùng niệu phức tạp: kháng sinh tĩnh mạch 21 ngày. Đôi khi phải can thiệp ngoại khoa lấy sỏi, dẫn lưu áp xe, chuyển lưu nước tiểu… để hỗ trợ cho điều trị nhiễm trùng.

3) Tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu
- Độ nhạy phát hiện tiểu mủ của tổng phân tích nước tiểu (qua phản ứng esterase bạch cầu) thay đổi từ 75% đến 96%.

   + Âm tính giả: khi có vi khuẩn trong nước tiểu nhưng không có nhiều tế bào mủ.

   + Dương tính giả: do vấy nhiễm từ môi trường ngoài.

- Phản ứng nitrit dương tính chứng tỏ trong nước tiểu có vi khuẩn Gram âm làm biến đổi nitrat thành nitrite. Độ nhạy và độ chuyên biệt trong chẩn đoán nhiễm trùng niệu lần lượt là 90% và 85%.

   + Âm tính giả: khi có vi khuẩn Gram dương.

   + Dương tính giả: do vấy nhiễm từ môi trường ngoài.

- Lấy mẫu nước tiểu để cấy.

   + Tốt nhất là lau sạch âm hộ và lấy nước tiểu giữa dòng. Tuy nhiên, Lofshitz cho rằng dù có lau sạch vùng âm hộ và hội âm thì 30% mẫu nước tiểu lấy giữa dòng vẫn bị vấy nhiễm.

   + Lấy nước tiểu giữa dòng

   + Hoặc lấy nước tiểu thông qua niệu đạo: kết quả cấy dương tính nếu mọc trên 100 khúm vi khuẩn của một chủng duy nhất.

   + Hoặc lấy nước tiểu qua chọc hút trên xương mu.

4) Vai trò của các xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng niệu phức tạp, khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị kháng sinh, hoặc khi tái phát nhiều lần. Đối với nhiễm trùng niệu không phức tạp ở nữ, chỉ nên làm xét nghiệm hình ảnh khi bệnh nhân tái phát liên tục 2 đến 3 lần trong 12 tháng. Chụp bụng cắt lớp điện toán (CT scan) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hàng đầu để phát hiện và theo dõi nhiễm trùng niệu. Ngoài ra CT scan còn phát hiện được sỏi niệu hoặc các bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu.

5) Lựa chọn kháng sinh
Hiện nay khảong 40% số vi khuẩn gây nhiễm trùng niệu khángvới aminopenicillin và 20% kháng với trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX). Các vi khuẩn kháng với TMP-SMX cũng đồng thời kháng với các loại kháng sinh khác. Từ năm 1999, hội bệnh nhiễm Hoa Kỳ đã xem fluoroquinolone là kháng sinh lựa chọn hàng đầu để điều trị nhiễm trùng niệu không phức tạp ở nữ.

6) Vai trò của estrogen và kháng sinh dự phòng
- Theo Raz, nếu dùng kem estrogen cho phụ nữ đã mãn kinh, số đợt tái phát trùng niệu sẽ giảm đi khoảng 10 lần.

- Kháng sinh dự phòng có thể làm giảm số lần tái phát ở phụ nữ nhưng không giảm được nguy cơ khuẩn niệu. Có 3 cách dùng kháng sinh dự phòng.

   + Dùng liên tục mỗi ngày, liều thấp (TMP - SMX hoặc fluoroquinolone): thích hợp cho những phụ nữ có trên 3 đợt tái phát trong 1 năm.

   + Chủ động dùng kháng sinh (chủ yếu là fluoroquinolone) khi có triệu chứng: thích hợp cho những phụ nữ có trình độ hiểu biết và tỷ lệ tái phát thấp.

   + Kháng sinh dự phòng sau giao hợp (TMP - SMX hoặc fluoroquinolone, uống 2 lần): thích hợp cho những phụ nữ hay nhiễm trùng niệu sau giao hợp.

Nhiễm trùng niệu ở những đối tượng đặc biệt

   a) Trẻ em gái

Khoảng 3% trẻ em gái chưa đến tuổi dậy thì bị nhiễm trùng niệu và gần 1/3 sẽ tái phát trong vòng 3 năm. Tái phát gây ra những vết sẹo ở chủ mô thận, làm tăng nguy cơ bệnh lý thận ở tuổi trưởng thành. Ở trẻ gái có ngược dùng bàng quang niệu quản, nên dùng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu trên.

   b) Phụ nữ có thai

Từ 4% đến 6% thai phụ có tình trạng nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm trùng niệu ở phụ nữ có thai dễ đưa đến viêm đài bể thận, sanh non, nhiễm độc tai và tử vong cho trẻ sơ sinh. Do đó phải điều trị tình trạng nhiễm khuẩn niệu cho dù có triệu chứng nhiễm trùng niệu hay không. Thuốc dùng tốt nhất là penicillin, cephalosporin, nitrofurantoin. Không nên dùng fluoroquinolone (ảnh hưởng đến sự phát triển sụn của thai) và TMP - SMX (ức chế acid folic gây thiếu máu cho thai)
Read more…

Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán u nang buồng trứng

01:48 |

Dấu hiệu nhận biết

Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng rất mơ hồ, đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ. Cũng có khi nó biểu hiện là một bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa ở bụng (do xoắn cuống nang, hoặc u chèn ép gây đau, bí trung đại tiện). Thông thường người bệnh chỉ phát hiện được khi khối u đã lớn.


Các triệu chứng có thể gặp

- Xuất huyết âm đạo bất thường

- Đau khung chậu khi giao hợp.

- Đau vùng chậu (bụng dưới và hai hố chậu ) – liên tục hoặc từng cơn, có thể lan ra sau lưng hoặc xuống hai đùi.

- Đau nhiều ở khung chậu khi bắt đầu hoặc kết thúc hành kinh
- Nôn, buồn nôn hoặc căng vú tương tự như khi có thai. 

- Sờ thấy khối u trên bụng.

- Đau bụng.

- Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh

- Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu do khối u nang buồng trứng có thể lớn gây đè ép lên trực tràng hoặc bàng quang.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng.

Chẩn đoán và xét nghiệm

Khám phụ khoa định kì có thể giúp phát hiện được khối u buồng trứng, kết hợp với siêu âm bụng sẽ cho biết thêm tính chất khối u. Ngoài ra, có thể làm thêm một số xét nghiệm máu để giúp định hướng tính chất lành hay ác của khối u như xét nghiệm máu đo lượng chất Alpha Feto Protein.
Read more…

Điều trị tắc ống dẫn trứng như thế nào?

00:31 |

Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng

Tắc ống dẫn trứng nguyên nhân đầu tiên đó là do một số chứng viêm nhiễm gây ra, các chuyên gia cho biết ống dẫn trứng nếu phát bệnh sẽ dẫn tới tắc nghẽn, sẽ mất đi toàn bộ chức năng sinh sản mà gây ra vô sinh.
Điều trị tắc ống dẫn trứng như thế nào?

Hiện nay các bệnh về ống dẫn trứng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới vô sinh, chiếm 25% nguyên nhân gây ra vô sinh, trong đó tắc ống dẫn trứng là thường gặp nhất, nên có thể nói muốn có thai thì nhất định cần phải tìm ra phương pháp điều trị bệnh tắc ống dẫn trứng.

Điều trị tắc ống dẫn trứng như thế nào?

Vì tắc ống dẫn trứng gây ra vô sinh cho nữ giới, khi điều trị nhất định phải biết chính xác về bệnh, cần đi đến bệnh viện uy tín để xác định cụ thể vị trí bị tắc ống dẫn trứng, triệu chứng bệnh đang ở giai đoạn nào thì phải kiểm tra một cách chuẩn xác, sau đó mới có thể tiến hành điều trị và tìm phương pháp điều trị tắc vòi trứng một cách tốt nhất.

  Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tắc ống dẫn trứng, có phương pháp thông dịch ống dẫn trứng, sự can thiệp của tia X vào việc điều trị bằng phương pháp thủ thuật thông ống dẫn trứng, soi cổ tử cung, soi trong khoang bụng, điều trị bằng thuốc Đông y, điều trị bằng cách rửa ruột, điều trị bằng vật lý trị liệu vi ba, và một số cách khác như: đốt điện, tia hồng ngoại, máy điều trị các bệnh phụ khoa...Nhưng có một số phương pháp hiệu quả không được lý tưởng cho lắm.
Read more…

Điều trị viêm cổ tử cung

00:26 |
Việc điều trị viêm cổ tử cung phải xác định được mầm bệnh, nguyên nhân gây viêm. Cách thức điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa (tương tự viêm âm đạo), một số trường hợp có lộ tuyến cổ tử cung thì điều trị đốt điện, khoét chóp
Điều trị viêm cổ tử cung

Biểu hiện của viêm cổ tử cung

- Khí hư nhiều, đục, màu xanh có thể lẫn máu. 

- Sốt nhẹ hoặc vừa (38-38o5)

- Khám cổ tử cung thấy cổ tử cung sưng nề, xung huýêt, có mủ chảy ra. Có thể có loét.

Tiến triển và biến chứng của viêm cổ tử cung

Trong những đợt cấp, viêm cổ tử cung biểu hiện rõ ràng, dữ dội. Nếu không điều trị hoặc điều trị không triệt để, sẽ chuyễn thành viêm mạn tính và có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

Biến chứng của viêm cổ tử cung là viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, lộ tuyến cổ tử cung, cản trở tinh trùng vào buồng tử cung và từ đó có thể gây vô sinh.

Viêm cổ tử cung là yếu tố thuận lợi cho ung thư cổ tử cung.

Điều trị viêm cổ tử cung

Việc điều trị viêm cổ tử cung phải xác định được mầm bệnh, nguyên nhân gây viêm. Cách thức điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa (tương tự viêm âm đạo), một số trường hợp có lộ tuyến cổ tử cung thì điều trị đốt điện, khoét chóp.

Việc điều trị cụ thể cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự điều trị sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn.

+ Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung bằng áp, đốt điện, Laser,...và hiện nay là phương pháp dùng ánh sáng năng lượng cao chiếu vào thực ra cũng là cách dùng nhiệt để điều trị vùng thương tổn của cổ tử cung, không có ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+ Nếu không điều trị, viêm cổ tử cung sẽ ảnh hưởng đấn sinh đẻ, nhất là khi sinh vì cổ tử cung khó giãn nở và không mở được hết để thai lọt ra. Ngoài ra, viêm cổ tử cung lộ tuyến cũng có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do vậy bạn nên điều trị sớm và triệt để.
Read more…