Viêm Âm hộ và Âm đạo

00:59 |

Huyết trắng hay khí hư không phải là một bệnh mà là triệu chứng của Viêm âm hộ âm đạo (VAHAD) do vi trùng, ký sinh trùng hoặc vi nấm. Khi nghi ngờ mình bị VAHAD, các chị em không nên tự chữa trị mà cần đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị hiệu quả.


1- Định nghĩa

Viêm âm hộ và âm đạo thường do nguyên nhân vi trùng, vi nấm hoặc ký sinh trùng.

2- Mô Tả

Viêm âm hộ âm đạo, viêm âm hộ và viêm âm đạo thường là những từ dùng để mô tả tình trạng viêm các bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ. Tình trạng này thường do vi trùng, vi nấm hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra viêm âm hộ âm đạo (VAHAD) còn do lượng estrogen thấp (viêm teo âm đạo) hoặc do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hoặc tắm bồn với sữa tắm.

Thông thường, VAHAD gây tiết dịch âm đạo (huyết trắng), kích ứng, và ngứa. Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ đi khám bệnh nhiều nhất là sự thay đổi của dịch tiết âm đạo. Dịch tiết âm đạo của phụ nữ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Lượng dịch tiết và độ quánh của dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. 3 typ VAHAD thường gặp nhất sẽ được mô tả riêng biệt sau đây.

3- Viêm âm đạo do vi trùng

Vi trùng là nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp nhất trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ. 40 đến 50% các trường hợp viêm âm đạo (VAD) là do vi trùng. Tỉ lệ viêm âm đạo do vi trùng (VADVT) thật khó xác định nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 10%-41% phụ nữ đã bị VADVT ít nhất một lần trong đời. VADVT gặp nhiều nhất ở những phụ nữ có nhiều bạn tình và thấp nhất ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục. VADVT không được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) cho dù người bệnh có thể mắc bịnh qua quan hệ tình dục.

VADVT không do một loại vi trùng đặc biệt nào gây ra mà là hậu quả của sự mất cân bằng trong quần thể vi khuẩn bình thường của âm đạo. 90% vi khuẩn tìm thấy trong âm đạo bình thường thuộc họ Lactobacillus. Vì những nguyên nhân chưa rõ, có sự thay đổi của quần thể vi khuẩn dẫn đến ưu thế phát triển của các loại vi khuẩn khác. Bịnh nhân VADVT có số lượng vi trùng như Gardnerella vaginalis, Mycoplasma hominis, Bacteroides, và Mobiluncus rất nhiều trong âm đạo. Các vi trùng này được tìm thấy với số lượng từ gấp100 đến 1000 lần so với âm đạo bình thường. Ngược lại, vi khuẩn Lactobacillus lại hiện diện với số lượng rất ít hoặc hoàn toàn không có ở VADVT.

4- Viêm âm hộ âm đạo do vi nấm

20- 25% trường hợp VAHAD là do nấm Candida . Khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần. 80-90% trường hợp, VAHAD do nấm Candida là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Dùng kháng sinh bừa bãi sẽ diệt các vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo và gây ra sự bùng phát của vi nấm Candida.

VAHAD do Candida không được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục vì nấm Candida có thể tìm thấy ở âm đạo bình thường. Bệnh hiếm khi gặp ở bé gái trước tuổi dậy thì và phụ nữ độc thân. VAHAD do vi nấm thường gặp ở phụ nữ có thai, đái tháo đường không kiểm soát, dùng thuốc tránh thai hoặc dùng nhiều kháng sinh

5- Bệnh do Trichomonas

Trichomonas chiếm 15-20% các trường hợp viêm âm đạo. Ước tính có khoảng 120 triệu phụ nữ nhiễm Trichomonas trên toàn thế giới. Khác với 2 loại VAHAD đã mô tả ở như trên, bệnh do Trichomonas được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do Trichomonas xảy ra ở cả nam lẫn nữ và nguyên nhân là do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis. Nhiễm Trichomonas vaginalis thường kết hợp với những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bao gồm cả HIV gây bệnh AIDS.

6- Nguyên nhân và triệu chứng

VAHAD thường gây ra bởi vi trùng, vi nấm hoặc ký sinh trùng như đã mô tả ở trên. Một số vi sinh vật khác cũng có thể gây VAHAD. Ngoài ra VAHAD còn do nguyên nhân dị ứng, kích ứng, tổn thương, lượng oestrogen thấp và một số bệnh lý khác. Các yếu tố nguy cơ khác gây VAHAD bao gồm dụng cụ tử cung (IUD), quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguy cơ VAHAD do Candida bao gồm tiền sử nhiễm Candida, giao hợp thường xuyên, dùng thuốc tránh thai, có thai, bệnh AIDS, dùng nhiều kháng sinh hoặc corticoids, đái tháo đường, thụt rửa âm đạo thường xuyên, dùng nhiều thuốc rửa vệ sinh phụ nữ, mặc quần áo chật, sử dụng tampon âm đạo (vaginal sponge) hoặc dụng cụ tử cung (IUD).

Các triệu chứng điển hình của VAHAD là: dịch tiết âm đạo (huyết trắng), ngứa, và kích ứng. Triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ tuỳ theo từng người.

- Triệu chứng chính của VAHAD do vi trùng là dịch tiết âm đạo có mùi tanh cá, loãng, trắng đục hoặc xám, kèm theo ngứa và cảm giác nóng rát. Sau giao hợp, mùi tanh cá sẽ nặng hơn.

- Các triệu chứng của VAHAD do Candida bao gồm ngứa, rát, giao hợp đau, và dịch tiết âm đạo đặc, đóng cục, màu trắng.

- Triệu chứng của VAHAD do Trichomonas là: tiểu buốt, giao hợp đau, dịch tiết âm đạo màu vàng xanh hoặc xám, hôi thối, đôi lúc có bọt.

7- Chẩn Đoán

Chẩn đoán VAHAD là do bác sĩ. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết âm đạo (huyết trắng) để xét nghiệm và phân tích dưới kính hiển vi. Soi tươi dưới kính hiển vi sẽ cho kết quả ngay, xét nghiệm cấy vi trùng phải 2 đến 3 ngày mới có kết quả. Chẩn đoán sẽ khó khăn nếu VAHAD do nhiều nguyên nhân cùng một lúc. Khi nghi ngờ bị VAHAD phụ nữ cần đi khám bệnh để có chẩn đoán chính xác. Không nên tự ý sử dụng các thuốc bán không cần kê toa để trị “huyết trắng” nếu chưa được bác sĩ chuyên khoa phụ sản thăm khám.

- 4 dấu hiệu chính của VAHAD do vi trùng (tiêu chuẩn Amsel) là: dịch tiết loãng, trắng đục dính vào thành âm đạo, mùi tanh cá, pH âm đạo > 4.5, và sự hiện diện của tế bào biểu mô âm đạo bao phủ bởi vi khuẩn gây bệnh (clue cells).

- Chẩn đoán VAHAD do Candida dựa trên pH âm đạo bình thường (4 đến 4.5) và sự hiện diện của tế bào vi nấm trong mẫu dịch tiết âm đạo và sau nuôi cấy ở phòng xét nghiệm.

- Mùa Xuân 2004, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn một test nhanh để chẩn đoán nhiễm Trichomonas. Kết quả có sau 10 phút. Chẩn đoán nhiễm Trichomonas khi soi tươi tìm thấy ký sinh trùng trong dịch tiết âm đạo hoặc sau nuôi cấy ở phòng xét nghiệm.

- Trichomonas thường không được chú ý chẩn đoán ở đàn ông vì ít gây triệu chứng và vì chưa có xét nghiệm chẩn đoán nào có độ nhạy cao. Gần đây, việc sử dụng xét nghiệm khuếch đại DNA cho thấy tỉ lệ nhiễm Trichomonas ở đàn ông cao hơn rất nhiều so với những hiểu biết trước đây.

8- Điều Trị

Điều trị VAHAD do bất kỳ nguyên nhân nào cũng nên do bác sĩ chuyên khoa quyết định. Không nên dùng các thuốc bán không cần toa vì dễ gây kháng thuốc và làm cho chẩn đoán gặp nhiều khó khăn về sau. Viện Nghiên Cứu Dịch Tễ Học Mỹ tổng hợp số liệu do 390 bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản cung cấp cho thấy có đến 44% phụ nữ được chẩn đoán VAHAD do vi trùng đã tự mua thuốc kháng nấm để điều trị trước khi đi thăm khám.

- VAHAD do vi trùng cần được điều trị mỗi ngày bằng metronidazole (Flagyl, Protostat) hoặc clindamycin (Cleocin) liên tục một tuần (thuốc uống hoặc kem bơm vào âm đạo).

- VAHAD do Trichomonas được điều trị bằng metronidazole liều cao uống một lần duy nhất hoặc liều trung bình uống ngày 2 lần liên tục một tuần. Bạn tình nam của bệnh nhân cũng cần được điều trị cùng lúc để tránh lây lan trở lại.

- VAHAD do Candida thường được điều trị bằng các gel, kem, hoặc thuốc đạn đặt thẳng vào âm đạo. Các thuốc kháng nấm thường dùng để trị VAHAD do Candida bao gồm fluconazole đường uống (Diflucan), butoconazole (Femstat), clotrimazole (Gyne-lotrimin, Mycelex), miconazole (Monistat), and ticonazole (Vagistat). Thuốc sẽ có hiệu quả sau vài ngày. Phụ nữ nhiễm Candida đã tái phát nhiều lần cần được điều trị trong nhiều tuần, kết hợp với điều trị phòng ngừa dài hạn.

9- Điều Trị Hỗ Trợ

Tập trung vào việc tái tạo lại môi trường cân bằng về vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lactobacillus acidophilus và L. bifidus được khuyên dùng. Có thể dùng đường uống hoặc bơm trực tiếp vào âm đạo. Bơm thụt rửa âm đạo bằng acid boric có thể giúp acid hoá pH âm đạo để ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn gây bịnh. Đối với trường hợp viêm teo niêm mạc âm đạo, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, dùng kem có chứa progesterone thoa tại chỗ có thể giảm bớt các triệu chứng do niêm mạc âm đạo mỏng đi gây nên.

Thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng có thể giúp ích cho việc điều trị VAHAD. Các vitamin chống oxy-hoá, bao gồm A, C, E, và các vitamin nhóm B, vitamin D, được khuyên dùng. Các thực phẩm tránh dùng bao gồm phô mai, rượu, chocolat, nước tương, đường, dấm, thực phẩm lên men. Nên mặc quần lót rộng rãi, bằng vải coton cho âm hộ-âm đạo được khô ráo mát mẻ, giúp phòng tránh một số thể VAHAD.

10- Tiên Lượng

VAHAD là một bệnh có triệu chứng nhẹ. Đa số phụ nữ đáp ứng tốt với điều trị. Những viêm nhiễm ở âm đạo, nếu không được điều trị đúng mức sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm phần phụ (pelvic inflammatory disease), viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng sau phẫu thuật.

11- Phòng Ngừa

Nhiễm trùng âm hộ – âm đạo có thể được phòng tránh bằng những biện pháp sau:

- Không được sử dụng những thuốc điều trị vi nấm bán không cần toa nếu chưa được chẩn đoán chính xác nhiễm nấm candida âm đạo.
- Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
- Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.
- Tránh trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải coton.
- Rửa sạch màng ngăn âm đạo, nắp chụp cổ tử cung, các dụng cụ dùng để bơm thuốc diệt tinh trùng sau khi sử dụng. Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bịnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sau khi đi tiểu nên lau chùi từ phía trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.
- Tránh nịt vớ (panty hose) để phòng tránh VAHAD
- Nên tránh dùng vaginal sponge (tampon âm đạo) để phòng tránh VAHAD
Read more…

Đau bụng ở chị em, bệnh không thể coi thường

00:16 |


Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố gây các cơn đau bụng ở phụ nữ. Để tìm ra nguyên nhân, người bệnh cần chú ý đến vị trí, hướng lan tỏa, mức độ và thời điểm xuất hiện cơn đau.

Đau bụng ở chị em, bệnh không thể coi thường


Ngoài các vấn đề liên quan tới kỳ kinh, đau bụng dưới ở chị em còn có thể là biểu hiện của các bệnh ở vùng xương chậu, viêm màng trong dạ con hay tổn thương “vùng kín” mãn tính.
Giai đoạn rụng trứng
Vào giai đoạn giữa hai kỳ kinh, nếu bạn thấy xuất hiện những cơn đau thì đó là cơ thể bạn có thể đang trong giai đoạn rụng trứng. Tại thời điểm này, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng trưởng thành cùng với một số chất dịch và máu mà có thể gây kích ứng niêm mạc của bụng. Hiện tượng đau này không có hài và thường mất đi trong vòng vài giờ.
Thời kỳ tiền kinh nguyệt
Thời kỳ tiền kinh nguyệt thường có các biểu hiện tính khí thất thường và thèm ăn. Nó cũng có thể gây ra đau bụng, đau lưng, nhức đầu, đau ngực… Thay đổi nội tiết có thể là nguyên nhân chính. Tình trạng trở nên căng thẳng hơn nếu bạn ít vận động, thiếu vitamin.
Nếu tình trạng này kéo dài trong thời kỳ tiền kinh nguyệt, bạn cần được tư vấn bác sĩ để giảm khó chịu bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc giảm đau.
Tử cung co bóp
Ở phụ nữ, mỗi tháng, lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo nơi trú ẩn ấm áp cho phôi thai hình thành. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bị chết và rời khỏi cơ thể trong giai đoạn kinh nguyệt. Hiện tượng co bóp tử cung là để giúp đẩy các chất thải này ra ngoài. Cảm giác đau từng cơn ở bụng dưới thường diễn ra theo chu kỳ và kéo dài 1-3 ngày đầu có kinh. Ban có thể chườm nóng hoặc dùng thuốc giảm đau để giảm nhẹ những cơn đau khó chịu này.
Mang thai ngoài tử cung
 Đây là một trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nó xảy ra khi phôi thai “đậu” lại không đúng vị trí, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu dữ dội hay cảm giác chuột rút ở 1 bên thành bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
U nang buồng trứng
Giữ hai kỳ kinh, sẽ có 1 nang trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và sẽ phóng thích quả trứng đã “chín” . Tuy nhiên, ở một số người, sẽ có những nang không bao giờ phát triển thành trứng trưởng thành, chỉ luôn chứa dịch lỏng, khi đó nó chính là u nang buồng trứng.
Lúc nhỏ u này không gây ảnh hưởng gì, nhưng khi to nó có thể gây đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên.  Bạn có thể đi khám bác sĩ và được phát hiện và điều trị kịp thời.
 U xơ tử cung
U xơ tử cung là loại u phát triển trong thành tử cung, xuất phát từ 1 tế bào cơ trơn nhưng nó không phải là ung thư. U xơ tử cung thường phổ biến ở phụ nữ tuổi 30 - 40 và chúng thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở 1 số phụ nữ có thể có hiện tượng đau thắt lưng, đau bụng hoặc ảnh hưởng tới sự mang thai.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là một trong những chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lây qua đường tình dục. Những viêm nhiễm này có thể gây tổn thương vĩnh viễn tử cung, buồng trứng, và ống dẫn trứng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.
Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường và đau trong khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.
Read more…

Có nên đặt vòng khi đang viêm loét tử cung?

00:01 |

Hỏi : Em đã lập gia đình và có một cháu trai. Tháng trước em có đi đặt vòng tránh thai. Buổi tối hôm sau vợ chồng chúng em đã có quan hệ tình dục. Sau khi quan hệ được 2 ngày em bắt đầu bị ra rất nhiều máu, mà là máu cục.
Có nên đặt vòng khi đang viêm loét tử cung?

Em bị ra máu cục một ngày thì hết. Nhưng từ hôm đó tới nay em vẫn đóng băng vệ sinh hàng ngày vì vẫn bị ra chút máu. Không biết em như vậy có bị làm sao không? Em lại đang bị viêm loét cổ tử cung thì đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? Mong chuyên mục tư vấn trả lời sớm giúp em vì em đang rất lo lắng. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em chuyên mục xin được giải đáp như sau:

Đặt vòng tránh thai đã được sử dụng lâm sàng trên 30 năm và khẳng định được hiệu quả tích cực của nó. Tuy nhiên, vòng tránh thai vẫn gây ra một số phản ứng không tốt cho phụ nữ như: trong tuần đầu tiên âm đạo có thể tiết ra một lượng máu nhỏ (ngoài thời gian hành kinh) hoặc kèm theo bụng dưới tức, xệ xuống, đau âm ỉ và mỏi vùng thắt lưng...Nói chung những triệu chứng này không cần phải xử lí mà sẽ tự hết. Ngoài ra phụ nữ có thể bị chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, người mệt mỏi...

Ở trường hợp của em, thời điểm em ra máu nằm trong vòng một tuần đầu tiên sau khi em đặt vòng tránh thai nhưng nó sẽ chỉ bình thường nếu lượng máu ra không nhiều. Còn với em, lượng máu ra nhiều, phần lớn là máu cục thì em phải nên lưu ý. Nguyên nhân có thể là do em và chồng quan hệ tình dục ngay sau hôm đặt vòng (có thể động tác và cường độ quá mạnh nên càng tạo ra sự chảy máu nhiều). Nếu tình trạng ra máu vẫn không chấm dứt, cách tốt nhất em nên đi khám bác sĩ, để có hướng điều trị tốt nhất.

Đặc biệt, em đang bị viêm loét cổ tử cung thì không nên đặt vòng tránh thai. Bởi lẽ khi đặt vòng trong thời gian có viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, vi khuẩn theo vòng sẽ vào sâu trong tử cung. Em nên tháo bỏ vòng, trị dứt điểm bệnh viêm loét cổ tử cung trước khi đặt vòng trở lại. Trong quá trình điều trị bệnh viêm loét cổ tử cung, em và chồng không nên quan hệ tình dục hoặc nếu có thì quan hệ nhẹ nhàng vì nếu không sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Ngoài ra cũng cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, đặc biệt là những này có kinh nguyệt.
Read more…

Phá thai có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt không?

23:50 |

 Các chị em sau khi thực hiện phẫu thuật phá thai không đau thường hỏi các bác sĩ rằng sau khi phẫu thuật phá thai bao lâu thì mới có kinh nguyệt trở lại.


Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi cho rằng: phá thai là phương pháp sử dụng các dụng cụ y tế nạo ra phôi thai, sau khi thực hiện có thể gây ra tổn thương ở nội mạc tử cung. Việc nạo phôi thai cũng giống như cạo đi một lớp ở dưới đáy. Như vậy sẽ dẫn đến chất kết dính trong nội mạc từ đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt.

Một số chị em sau khi đã nạo hút phá thai 1 lần thì không thể mang thai được nữa. Nguyên nhân chính là do kỹ thuật phá thai gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc là chất kết dính trong nội mạc cổ tử cung. Nếu như sau khi phá thai, có hiện tượng chất dịch nhiều tăng lên nhanh chóng, đau rát âm hộ, hay chảy máu nhiều thì chị em nhất định phải đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Trong những trường hợp bình thường, sau 22 ngày hồi phục khả năng rụng trứng sau khi phá thai , hoặc sau 1 tháng sau khi uống thuốc tránh thai, kinh nguyệt sẽ xuât hiện trở lại bình thường , nguyên nhân chủ yếu có thể do bạn muốn co thai, có lúc chị em sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, hoặc có thể bị kích thích do phẫu thuật. Tình trạng này ức chế hạ hồ tuyến yên ở lớp não, như vậy sẽ rất dễ dàng dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật phá thai, hay là phát thai bằng thuốc sẽ mất một vài tháng để có thể hoàn toàn hồi phục. Còn có một cách khác có thể ngưng chất kết dịch trong nội mạc tử cung là việc sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, hiện tượng chảy máu huyết kéo dài ở âm đạo, có những trường hợp chảy máu liên tục trong 1 tháng nối tiếp chu kỳ tiếp theo. Thời gian chảy máu kéo dài rất dễ mắc bệnh viêm nội mạc tử cung, vì vậy lúc này các chị em nên uống thuốc để có thể rút ngắn ngày có kinh , điều này cũng sẽ có kết quả rất tốt đối với chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Read more…

Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

21:33 |

Viên thuốc này có tác dụng ức chế sự rụng trứng ở người phụ nữ. Trong trường hợp trứng đã rụng và được thụ tinh, thuốc sẽ làm thay đổi nội mạc tử cung để ngăn cản trứng này làm tổ. 


Thời gian tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp là trong vòng 72 sau lần giao hợp không được bảo vệ và nếu trứng thụ tinh đã làm tổ thì việc dùng thuốc xem như không có hiệu quả. Do đó sẽ là xác suất thụ thai càng cao khi bạn càng để muộn > 72h.

Cách sử dụng:

- Liều thứ nhất: Uống 1 viên trong vòng 72 giờ sau cuộc giao hợp. Tốt nhất là uống trong giờ đầu. Nói chung, uống càng sớm càng tốt, nhưng nếu lỡ để chậm đến 3 ngày (72 giờ) thì thuốc vẫn có hiệu quả tránh thai.

- Liều thứ hai: Uống thêm 1 viên, sau viên thứ nhất 12 giờ.

Tác dụng không mong muốn:

- Buồn nôn, căng tức ngực, hơi tăng cân do giữ nước.

- Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rong kinh, máu giữa chu kỳ…

- Đặc biệt, nếu sử dụng quá 4 viên thuốc tránh thai khẩn cấp trong cùng 1 chu kỳ kinh, thuốc có thể dẫn tới vô sinh nếu dùng quá liều. 

- Ngoài ra nếu sử dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến những hậu quả phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi sau này.
Read more…

Bệnh viêm ống cổ tử cung

21:29 |
Nguyên nhân bệnh viêm ông cổ tử cung

Viêm ống cổ tử cung thường do lậu cầu khuẩn gây ra. Ngoài ra bệnh còn gây ra bởi các nguyên nhân như: tiền dử mắc các bệnh phụ khoa, viêm phụ kho, mà chưa được chữa trị triệt để....




Triệu chứng, biểu hiện bệnh viêm ông cổ tử cung:

Bệnh viêm ống cổ tử cung thường biểu hiện: trong ống cổ tử cung có dịch nhày mủ hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skene. 


Điều trị viêm ống cổ tử cung 


Để điều trị viêm ống cổ tử cung cần phải tiến hành điều trị đồng thời lậu và Chlamydia Trachomatis theo 1 trong 3 phác đồ sau: 


Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên,  trong 7 ngày, hoặc 


Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc 


Cefotaxime 1g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày. 



Read more…

Viêm vòi trứng nguyên nhân gây vô sinh nữ

21:11 |

Viêm vòi trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh nữ, chiếm khoảng 20% toàn bộ số bệnh nhân nữ vô sinh - hiếm muộn. 


Viêm vòi trứng là gì?

Viêm vòi trứng là trường hợp đường ống dẫn trứng bị nhiễm trùng qua đường sinh dục. Cụ thể hơn, mủ được tạo ra và đe dọa tấn công vùng chậu. Hậu quả có thể gây tắc đường ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh, hoặc sự nhiễm trùng màng bụng, khiến màng bụng bị dính và những cơn đau liên tục bắt đầu xuất hiện.

Các loại viêm vòi trứng

Có hai loại viêm vòi trứng: cấp tính và mãn tính.

Viêm vòi trứng cấp tính là trường hợp các ống dẫn trứng bị đỏ và sưng lên do vi trùng. Có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như: chứng vô sinh, chửa ngoài dạ con, viêm mãn tính gây gây đau đớn... Trong một vài trường hợp có thể dẫn đến vỡ ống dẫn trứng và gây ra nhiễm trùng nguy hiểm của ổ bụng.

Viêm vòi trứng mãn tính do viêm cấp tính gây ra. Viêm vòi trứng mãn tính thường là nhẹ hơn, kéo dài lâu hơn và có thể không tạo ra nhiều triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên viêm vòi trứng mãn tính vẫn gây đau đớn và cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.

Nguyên nhân của bệnh

- Sự viêm nhiễm thường xảy ra do bị lây qua đường tình dục rồi phát triển dần lên các bộ phận ở trên: mới đầu là âm đạo rồi đến cổ tử cung, buồng tử cung, vòi trứng. Đa số trường hợp do ký sinh trùng chlamydia nhưng cũng có cả vi trùng bệnh lậu (gonocoque) và vi khuẩn cô-li.

- Nhiễm khuẩn khi có tác động trực tiếp vào đường sinh sản như những lúc sanh, lúc sảy thai, nạo hút thai hay cả khi đặt vòng tránh thai, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục kém, đều làm tăng khả năng lây bệnh.

- Nhiễm khuẩn khi tác động gián tiếp vào đường sinh sản như phẫu thuật ruột thừa, phẫu thuật vùng tiểu khung chỉ do va chạm tổn thương thì tác nhân nhiễm khuẩn đi vào.

- Có tiền sử viêm tiểu khung.

- Có nhiều người tình. Người tình mắc bệnh lây theo đường tình dục.

Triệu chứng bệnh

Người bệnh thấy âm hộ có chất lỏng màu vàng nhạt tới vàng đậm, từ âm đạo chảy ra, đau khi rụng trứng và trong khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó còn kèm theo các hiện tượng sốt, đau ở bụng dưới, đôi khi buồn nôn hoặc nôn ói, đi đái dắt (lúc nào cũng buồn đi), tiểu thấy nóng, rát và có thể thấy có ít huyết.

Chẩn đoán bệnh

Bác sỹ có thể chẩn đoán viêm vòi trứng bằng cách khám vùng chậu, xét nghiệm máu và nước nhầy. Các chứng bệnh có thể xảy ra là: viêm vòi trứng, có điểm sưng mủ bị vỡ làm nhiễm trùng màng bụng.

Bác sĩ cũng khám cẩn thận để chắc chắn đây không phải là các trường hợp viêm ruột thừa hoặc chửa ngoài dạ con.

Khi có hiện tượng sốt, đau bụng dưới và chảy mủ ở bộ phận sinh dục cần phải đi khám bác sỹ ngay. Trong khi chờ đợi, có thể nằm nghỉ, chườm bụng bằng nước ấm, không nên uống thuốc gì trước khi gặp bác sĩ.

Hiện tượng nôn ói biểu hiện căn bệnh đã nặng thêm, có khả năng dẫn tới chứng viêm phúc mạc (màng bụng).

Hướng điều trị

Viêm vòi trứng được điều trị bằng kháng sinh. Các thuốc kháng sinh được dùng phải phù hợp với các mẫu ký sinh trùng lấy ở cổ tử cung hoặc ở tử cung để xét nghiệm. Trường hợp vòi trứng bị sưng mủ nhiều cần phải phẫu thuật để cắt bỏ. Đôi khi phải rửa và làm vệ sinh ổ bụng.
Read more…