Biêu hiện viêm ống dãn trứng cấp tính

00:02 |
Bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính thường có biểu hiện như: đau bụng dưới, có thể dẫn đến các hiện tượng tiểu nhiều, tiểu buốt. Có trường hợp, một số bạn có hiện tượng, tiết ra dịch mủ, máu, trướng bụng, táo bón hoặc đi ngoài.

Nếu như sau kì kinh nguyệt hoặc sau khi phá thai, các bạn nữ có hiện tượng ra máy nhiều, ngày có kinh kéo dài... viêm ống dẫn trứng cấp tính còn có biểu hiện khác như thân nhiệt cao, mạch đập nhanh, co cơ bụng dưới, đau bụng.
Sau khi đi khám phụ khoa, có thể thấy dịch máu, mủ ở bên trong âm đạo, trong cổ tử cung, cổ tử cung sung huyết, tiếp xúc vào sẽ bị xuất huyết, cảm thấy rất đau. Một số ít trường hợp, khi kiểm tra phát hiện tế bào bạch cầu tăng cao.
Các bạn gái muốn phòng tránh bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính hết sức đơn giản, các bạn phải chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trong những ngày có kinh, nếu các bạn không muốn có em bé, phải tham khảo kĩ các phương pháp tránh thai an toàn hiện nay, tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Việc nạo hút thai thủ công, tại cơ sở khám chui không an toàn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của các bạn nữ.
Read more…

Cần điều trị viêm loét cổ tử cung như thế nào?

23:49 |
Loét cổ tử cung điều trị cục bộ là chủ yếu. Trên nguyên tắc là làm cho thượng bì dạng trụ trên mặt vết loét hoại tử bong rơi ra, tạo điều kiện cho màng che đậy thượng bì dạng vẩy cá sinh trưởng. Phương pháp thường dùng có liệu pháp dùng thuốc, liệu pháp vật lý, liệu pháp phẫu thuật v.v..

Liệu pháp dùng thuốc: Thích dụng với diện tích “loét” tương đối nhỏ, những ca bệnh viêm thấm ướt tương đối nông, thuốc dùng như dung dịch Potassium chromate nặng, Silvenitrate 30% v.v.. Những năm gần đây phần nhiều điều trị bằng thuốc đặt sâu trong âm đạo và thuốc loại dung dịch đậm đặc bôi lên chỗ bị loét.

Liệu pháp vật lý: Liệu pháp này thích dụng với những ca bệnh diện tích loét tương đối lớn, chứng bệnh viêm ngấm sâu và trong, nói chung tiến hành điều trị một lần là có thể khỏi được. Phương pháp thường dùng là liệu pháp là điện, thích dụng với những phụ nữ đã từng sinh con. Liệu pháp điều trị bằng tia laze hoặc điều trị bằng làm đông lạnh thích dụng với những phụ nữ chưa từng sinh con hoặc chưa có con vẫn có yêu cầu sinh đẻ.

Liệu pháp phẫu thuật: Liệu pháp này áp dụng đối với những phụ nữ đã dùng hai liệu pháp nói trên không có hiệu quả hoặc cổ tử cung phì đại, mặt loét sâu rộng và liên lụy đến ống cổ tử cung. Phương pháp phẫu thuật có hai loại là cắt bỏ bộ vị tử cung hình mũi dùi và cắt bỏ toàn bộ tử cung. Phương pháp cắt bỏ toàn bộ tử cung những năm gần đây đã không còn thường dùng nữa mà phần nhiều được thay thế bằng phương pháp cắt bỏ bộ vị hình mũi dùi. Trừ phi đối với những phụ nữ bị loét ở chỗ mũi đầu nhũ nặng, chữa nhiều ngày không khỏi, cổ tử cung phì đại lại có kèm theo thêm bị rạn nứt cổ tử cung và cả những khuyết tật khác thì mới cần xử lý cắt bỏ toàn bộ tử cung.
Read more…

Những bệnh dễ mắc ở cổ tử cung

23:43 |

Cổ tử cung là "cửa ngõ" quan trọng trong cơ thể người phụ nữ. Thực chất, cổ tử cung là van đóng - mở, ngăn cách giữa tử cung với bên ngoài. Cổ tử cung chỉ mở trong những ngày đèn đỏ và khi chuyển dạ sinh em bé.

Cổ tử cung có tác dụng bảo vệ cơ thể người phụ nữ, không các tác nhân lạ xâm nhập vào trong gây viêm nhiễm tử cung. Nếu trong thai kì, cổ tử cung đóng có tác dụng giữ cho em bé trong bụng mẹ được an toàn.

Chính vì vậy, việc giữ cho cổ tử cung khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Nếu không được bảo vệ cẩn thận, cổ tử cung cũng dễ mắc các bệnh sau:

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung phía dưới lớp tế bào lát đã phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính, nhưng chính lộ tuyến là khởi nguồn chobệnh phụ khoa nguy hiểm là viêm lộ tuyến tử cung.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm. Vì bị lộ ra ngoài niêm mạc nên các tuyến này dể bị viêm nhiễm do vi trùng, do nấm, do ký sinh trùng hay các tạp trùng.

Viêm lộ tuyến tử cung có các biểu hiện như huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi. Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như đặt thuốc ở âm đạo, uống thuốc hoặc phải dùng các biện pháp diệt tuyến như đốt điện, áp lạnh... bởi nếu lộ tuyến không được điều trị khỏi thì viêm nhiễm rất dễ tái phát.

Nang Naboth

Nang naboth là lớp tế bào biểu mô phát triển quá mức trùm lên biểu mô tuyến ngay ở chỗ giáp ranh mối nối ở cổ tử cung.

Người bị nang naboth đừng nên quá lo lắng vì nhìn chung bệnh không quá nguy hiểm. Nó có thể tự mất đi và ít khi phát triển to lên. Nếu nang phát triển to quá thì bác sĩ sẽ chọc cho dịch thoát ra ngoài, tránh để nang tự vỡ sẽ gây viêm nhiễm.

Polype cổ tử cung

Polype cổ tử cung là những u nhỏ, có thể xuất hiện ở mặt trong hoặc ngoài cổ tử cung với các kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Đa số các polype không có triệu chứng rõ ràng và cụ thể. Hầu hết các trường hợp bị polyp thường được phát hiện qua khám phụ khoa định kì. Bệnh polyp cổ tử cung có thể gây ra biểu hiện như ra huyết (nhất là sau khi quan hệ), đau khi quan hệ tình dục...

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính phát triển tại cổ tử cung. Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Đây là bệnh nguy hiểm nhất và có thể gây tử vong.

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng 2 cách: khám tầm soát định kỳ và tiêm văcxin để phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung.
Read more…

Dấu hiệu cách nhận biết bệnh viêm vùng chậu

00:38 |
Viêm vùng chậu là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong tuổi sinh đẻ. Là tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ bao bao gồm: tử cung, vòi trứng, buồng trứng và gây viêm nhiễm. Các cơ quan này bị nhiễm trùng có thể dẫn đến vô sinh.
Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết trên lâm sàng trong viêm vùng chậu rất đa dạng. Triệu chứng ban đầu chỉ là một cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới, những triệu chứng khác có thể gồm có khí hư âm đạo (huyết trắng âm đạo ra nhiều hơn kèm theo có mùi tanh hơn, màu sắc huyết trắng có thể chuyển sang màu hơi xanh hoặc màu vàng), xuất huyết không đều, đau bụng khi kinh kỳ và giao hợp đau, tiểu khó. Những dấu hiệu toàn thân của nhiễm khuẩn như: sốt trên 38 độ C, run lạnh, đau cơ, nôn,… Xuất huyết tử cung bất thường hay tiểu khó có thể là chứng cớ lâm sàng duy nhất của bệnh viêm vùng chậu.

Phòng bệnh

Viêm vùng chậu có thể lây lan qua đường tình dục vì vậy, để dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cần thiết lưu ý đến một số các biện pháp sau:

Đối với thanh thiếu niên cần được gia đình và nhà trường tuyên truyền giáo dục và thông tin y tế, nhất là những nguy hiểm của các bệnh lý lây qua đường tình dục. Thực hiện chế độ đời sống một vợ một chồng. Đối với các quan hệ tình dục nghi ngờ cần sử dụng biện pháp tình dục an toàn như dùng bao cao su…

Phụ nữ khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa phải đúng cách, theo sự chỉ dẫn trên mỗi chai thuốc rửa, lưu ý không thụt rửa vào âm đạo mà chỉ rửa vùng âm hộ nhằm tránh các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Đặc biệt không nên tự ý đặt thuốc âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ sản khoa.
Read more…

Vệ sinh đúng cách giúp bạn phòng bệnh viêm âm đạo

23:35 |

Rất nhiều bạn gái ý thức được công tác vệ sinh thân thể để bảo vệ sức khỏe cho mình. Song bên cạnh đó cũng không ít bạn gái lại cho rằng vệc vệ sinh đặc biệt là vệ sinh vùng kín thật mất thời gian, rườm rà không quá trọng và từ rất nhiều trong số họ đã mắc bệnh phụ khoa từ sự vô tâm của mình, ví dụ như viêm âm đạo, viêm phụ khoa.

Các chuyên gia phụ khoa phòng khám đa khoa Thiên Tâm có lời khuyên cho các bạn gái, vì sức khỏe của mình hãy chú ý tới công tác vệ sinh vùng kín hàng ngày nhằm phòng tránh bệnh viêm âm đạo.

Bạn gái phải vệ sinh như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý dành cho các bạn

1.Sử dụng phòng tắm công cộng không được để quần áo bừa bãi  

2.Rửa sạch sẽ ngoài âm hộ, không rửa sâu vào bên trong.

3.Không tùy tiện đổi quần áo với người khác, đặc biệt là quần lót

4.Khi tham gia phương tiện giao thông công cộng không nên ngồi ghế lâu (khi đó quần áo thường mỏng khả năng lây bệnh vẫn có thể xảy ra)

5.Không lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dung dịch rửa phụ khoa để rửa âm đạo

6.Chuyên dùng khăn và chậu thau
Read more…

Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo

23:26 |

Bệnh viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là những từ dùng để mô tả tình trạng viêm các bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ. Tình trạng này thường do vi trùng, vi nấm hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra Viêm âm đạo còn do lượng oestrogen thấp (viêm teo âm đạo) hoặc do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hoặc tắm bồn với sữa tắm.

Thông thường, Viêm âm đạo gây tiết dịch âm đạo (huyết trắng), kích ứng và ngứa. Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ đi khám bệnh nhiều nhất là sự thay đổi của dịch tiết âm đạo. Dịch tiết âm đạo của phụ nữ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Lượng dịch tiết và độ quánh của dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo

Vi trùng là nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp nhất trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ. 40 đến 50% các trường hợp là do vi trùng. Viêm âm đạo do vi khuẩn gặp nhiều nhất ở những phụ nữ có nhiều bạn tình và thấp nhất ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục

20- 25% trường hợp Viêm âm đạo là do nấm Candida. Khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần. 80-90% trường hợp, Viêm âm đạo do nấm Candida là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Dùng kháng sinh bừa bãi sẽ diệt các vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo và gây ra sự bùng phát của vi nấm Candida. Viêm âm đạo do vi nấm thường gặp ở phụ nữ có thai, đái tháo đường không kiểm soát, dùng thuốc tránh thai hoặc dùng nhiều kháng sinh.

Trichomonas chiếm 15-20% các trường hợp viêm âm đạo. Ước tính có khoảng 120 triệu phụ nữ nhiễm Trichomonas trên toàn thế giới.

Các yếu tố nguy cơ khác gây Viêm âm đạo bao gồm dụng cụ tử cung, quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguy cơ Viêm âm đạo do Candida bao gồm tiền sử nhiễm Candida, giao hợp thường xuyên, dùng thuốc tránh thai, có thai, bệnh  AIDS, dùng nhiều kháng sinh hoặc corticoids, đái tháo đường, thụt rửa âm đạo thường xuyên, dùng nhiều thuốc rửa vệ sinh phụ nữ, mặc quần áo chật, sử dụng tampon âm đạo (vaginal sponge) hoặc dụng cụ tử cung (IUD).
Read more…

Nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu

23:42 |
Viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa rất thường gặp nhưng nhưng khi nhắc đến viêm vùng chậu thì chị em lại có rất ít hiểu biết về bệnh như nguyên nhân triệu chứng các chữa bệnh viêm vùng chậu ra sao. Sau đây các chuyên gia phụ khoa phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết một số nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu giúp chị em có thêm những hiểu biết về bệnh để kịp thời có cách phòng và chữa bệnh:  
1) Bị viêm nhiễm sau khi sinh hay do phá thai : Sức khỏe phụ nữa sau khi sinh còn suy nhược, bề mặt cổ tử cung còn nhiều chất tiết ra, ẩm ướt, hoặc bị tổn thương sau khi sinh, hoặc còn sót nhau thai, hoặc quan hệ vợ chồng sớm sau khi sinh… các vi khuẩn đều có thể xâm nhập vào âm đạo, tử cung và gây ra viêm nhiễm. Trong quá trình phá thai thậm chí dùng thuốc khiến lượng máu trong âm đạo ra nhiều, trong thời gian dài, hoặc những chất còn tích lại trong tử cung, hay quá trình phá thai không làm thao tác vô khuẩn sẽ dẫn đến hậu quả gay ra viêm nhiễm.

2) Các bộ phận xung quanh bị viêm cũng sẽ gây ảnh hưởng : Khi bị viêm ruột thừa hay viêm màng bụng đều có thể dẫn đến viêm vùng chậu, vì các bộ phận này có liên quan đến nhau; khi bị viêm cổ tử cung mãn tính vi khuẩn thông qua vòng tuần hoàn máu mà gây ra tổ chức viêm vùng chậu.

3) Vệ sinh không sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt : Nếu như không chú ý vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh, sử dụng băng vệ sinh, giấy vệ sinh không đảm bảo, hay chậu tắm, rửa trong thời kỳ kinh nguyệt đều có thể khiến vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây ra viêm vùng chậu.

4) Viêm nhiễm trong quá trình can thiệp, kiểm tra tử cung : Trong quá tình đặt vòng, tháo vòng hay nạo hút, thắt ống dẫn trứng, soi ống dẫn trứng, siêu âm tử cung, trích cắt u xơ tử cung…vì trước khi tiến hành thực hiện các quá trình đó có quan hệ tình dục hay không làm công tác tiêu trùng hoặc không chọn đúng phương pháp phù hợp, vốn đã bị viêm lại thông qua làm phẫu thuật lại càng khiến bệnh tái phát nặng, lây lan; Người sau khi phẫu thuật nên chú ý vệ sinh, nếu không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể dẫn đến bị viêm nhiễm gây ra viêm vùng chậu.
Read more…

Đề phòng và ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa

00:23 |
Trong cuộc đời chị em nào cũng ít nhất bị một lần, nhẹ thì ngứa ngáy, nặng hơn là những bệnh lây qua đường tình dục.

Quá dễ để viêm

Bình thường, dịch âm đạo chứa một thảm vi khuẩn có lợi. Nếu lấy dịch đếm, chúng ta thấy từ 108 đến 1.012 vi khuẩn/ ml, trong đó trực khuẩn Doderlin chiếm 60 - 88%, còn lại là các cầu khuẩn. Chúng sinh nở và tạo ra pH âm đạo axít khiến các vi khuẩn “ngoại bang” không thể có cơ may xâm nhập vào được. Tuy nhiên, môi trường âm đạo là một cân bằng “động” luôn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo ngắn và rộng, nên viêm nhiễm phụ khoa rất dễ xảy ra.

Có bà mẹ thắc mắc: “Con gái tôi chưa có gia đình, tại sao lại có huyết trắng xanh và hôi?”. Bà hiểu rằng vách ngăn với bên trong là màng trinh còn đó, nhưng bà lại không biết là đường ra của máu kinh vẫn thông. Chỉ cần vệ sinh kinh nguyệt không tốt, nguồn nước không sạch, băng vệ sinh không vô trùng thì con gái cũng bị viêm âm đạo.

Mầm bệnh thì đủ cả: Quần lót ẩm ướt là môi trường thích hợp cho nấm phát triển, dùng chung chậu giặt, hoặc giặt chung quần áo với mẹ trong khi mẹ bị viêm, quần lót phơi ở nơi không có nắng. Mùa hè nhiều gia đình cho con ra hồ bơi vừa rèn luyện thân thể, vừa chống nóng. Nước hồ bơi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, người mắc bệnh phụ khoa cũng nhảy xuống hồ thì chả khác gì gieo rắc mầm bệnh...

Tất cả đều có thể lây nhiễm dễ dàng. Các chị có chồng, âm đạo trước đây hé thì nay như cửa mở toang ra. Nếu không giữ vệ sinh khi “làm chuyện ấy” thì rất dễ bị viêm nhiễm. Không chỉ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, chị nào gặp ông chồng đào hoa, có khả năng rước bệnh từ người tình, từ “gà” ở ngoài đường về thì kể như “lãnh” cả tập đoàn vi khuẩn, siêu vi, lúc nào cũng phải gặp bác sĩ phụ khoa. Các chị ở nông thôn làm việc đồng áng, mồ hôi nhiều cũng góp phần làm cho “tam giác mật” ẩm ướt, rất dễ nhiễm bệnh.

Đã vậy họ thường ngại đi khám, để đến khi chịu hết nổi mới đến bác sĩ, viêm loét cổ tử cung lâu ngày có khi xù xì như bông cải, được chẩn đoán là ung thư khiến cả nhà tá hỏa. Có người được ông chồng “tặng” cho cả viêm gan B, C, lẫn HIV là những siêu vi của thế kỷ, kể như cuộc đời mờ mịt!

Không thể chữa bệnh bằng bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ giống như bạn “tẩy trang” da mặt, làm sao giải quyết tận gốc ổ nhiễm khuẩn! Vậy mà nhiều chị cứ “bé cái lầm” để rồi bệnh vẫn hoàn bệnh. Lại nữa, khi có huyết trắng, được xét nghiệm là nấm, là vi khuẩn lậu, là viêm gan B, C thì phải chữa cả cặp, chứ ta thường chỉ chú ý chữa cho phụ nữ. Có chị bị nấm chữa 5 năm không hết, vì ông chồng “là nhà kho” giữ bào tử nấm, mỗi lần quan hệ anh lại chuyển giao cho vợ.

Có chị “đang tự nhiên” bỗng bị sở hữu bệnh sùi mào gà. Kiểm tra ông chồng thấy “vô can”, chị đâu biết rằng anh đã đốt bằng laser để xóa dấu vết. Khi chị thắc mắc thì anh làm bộ ngơ ngác: “Chắc tại em giữ vệ sinh không tốt...”. Phụ nữ nào cũng tin là chồng luôn luôn đúng, trừ khi vớ được quả tang. Những “món” vi khuẩn này hoàn toàn không sợ nước rửa vệ sinh phụ nữ. Vì thế các chị chả nên chủ quan.

Hãy cùng chữa, cùng kiêng

Cùng chữa bệnh và cùng kiêng cữ là tốt nhất. Hãy coi viêm nhiễm phụ khoa là “bệnh của chúng mình”, chữa dứt ngay từ khi mới có những dấu hiệu bất ổn thì sẽ không chịu gánh nặng viêm nhiễm sau này. Tim phổi, gan, thận của hai vợ chồng là “của riêng” chứ “tam giác mật” là “của chung”. Đã tự nguyện đem góp vào “hợp tác xã” thì cả hai đều có nghĩa vụ chăm sóc.
Read more…

Nguyên nhân cách phòng ngừa viêm âm đạo

23:30 |

Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo

Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục… Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.

Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV…

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể gây ra viêm âm đạo:

Dùng thuốc kháng sinh lâu dài, tiểu đường không kiểm soát, suy giảm, rối loạn miễn dịch, thụt rửa âm đạo hay đặc thuốc âm đạo kéo dài, thai kì, dụng cụ tránh thai

Phòng bệnh viêm âm đạo

Giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong kì kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.

Tránh mặc quần lót quá chật hoặc ẩm ướt, việc mặt quần áo quá bó sẽ gây cản trở không khí tiếp xúc với da khiến việc tuần hoàn máu bị rối loạn.

Không nên thụt rửa âm đạo mà không chỉ dẫn của bác sĩ, việc thụt rửa có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý và độ pH của âm đạo.

Dùng nước sạch để tắm rửa, vệ sinh. Tránh đi bơi, hoặc tiếp xúc với những nguồn nước bẩn.

Không nên dùng xà bông hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh âm đạo vì có thể gây  xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.
Read more…

Phòng tránh bệnh viêm âm đạo cho nữ giới

20:10 |
Năm cách phòng bệnh viêm âm đạo cho chị em:

1) Thời gian có kinh nguyệt, các bạn gái phải thường xuyên thay băng vệ sinh, và phải chọn loại không gây kích ứng da với mình. Nếu âm đạo bị ngứa, hoặc không thoải máu, nên dừng loại băng vệ sinh đang dừng, khi thay băng vệ sinh, phải chú ý thay nhanh, không để tay bẩn chạm vào băng, tránh vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây viêm âm đạo.
2) Thường xuyên thay đồ lót, mỗi ngày phải thay quần áo lót ít nhất một lần, giặt đồ lót phơi phóng ở nơi có nắng có gió, nắng có tác dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn trên quần lót. Vì vậy các bạn nữ nên chú ý vấn đề này.

3) Không được sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ hóa chất mạnh, nhiều bạn gái cho rằng, vùng kín là chỗ rất bẩn, từ đó đã dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ để thụt rửa, điều này gây ra hậu quả môi trường PH trong âm đạo bị mất cân bằng, dẫn đến bệnh viêm âm đạo.
  
4) Không được xịt nước hoa lên quần lót, nhiều bạn nữ thích có hương thơm trên quần lót, nên đã không ngại ngần xịt nước hoa lên trên, mà không hiểu rằng những chất này có tính kích thích cao với âm đạo, dễ bị bệnh viêm âm đạo.

5) Không được mặc đồ lót quá chật và có chất liệu không thông thoáng, bên cạnh đó bảo đảm quần lót khô thoáng. Như vậy, có thể phòng tránh hiệu quả bệnh viêm phụ khoa.

Read more…

Tác hại của khí hư bất thường

20:12 |

1. Viêm bộ phận sinh dục
Trùng roi Trichomonas vaginalis: Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas vaginalis gây ra, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm âm đạo. Biểu hiện của loại bệnh này là xuất hiện khí hư màu vàng hoặc màu vàng xanh, kèm theo ngứa âm hộ

Viêm âm đạo do nấm: Biểu hiện: Lượng khí hư thải ra có thể tăng do nhiễm trùng âm đạo, khí hư có màu vàng và mùi hôi;

Nhiễm khuẩn vaginosis: Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thông thường nhất của khí hư có mùi hôi khó chịu, khi bị mắc bệnh này âm đạo xả khí hư tăng lên đáng kể, màu nhạt hoặc màu vàng sữa, có mùi tanh.

2. Ung thư bộ phận sinh dục

Theo 39.net, Khí hư thường xuyên xuất hiện cùng với mùi hôi khó chịu có thể sẽ ảnh hưởng đến đường sinh sản của các bạn gái, dẫn tới các bệnh không mong muốn như xói mòn cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung… Vì vậy các bạn gái phải chú ý thường xuyên vệ sinh vùng kín thật sạch nhé.

3. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Âm đạo xả khí hư trong một thời gian dài sẽ mang lại nhiều phiền phức cho các bạn gái. Nếu chất tiết âm đạo tăng lên, các XX thường cảm thấy phần dưới của mình ẩm ướt, và không thoải mái, hay mùi âm đạo khó chịu sẽ khiến XX cảm thấy xấu hổ, không tự tin về bản thân mình.

4. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Âm đạo bất thường xả khí hư không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn gái, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nữa, chẳng hạn như âm đạo có mùi khó chịu hoặc khí hư có màu vàng nhạt sẽ ảnh hưởng đến sự hưng phấn của tình dục, từ đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây bất hòa trong tình cảm giữa XX và XY.

Âm đạo bình thường rất ít thải khí hư, hoặc khí hư không màu, trong suốt, không gây cảm giác khó chịu. Nếu chất dịch âm đạo xuất hiện các hiện tượng bất thường như có màu, mùi, dịch… thì các XX phải đến bệnh viện tiến hành khám phụ khoa và điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ trở thành các bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cuộc sống.
Read more…

Viêm âm đạo có biểu hiện như thế nào?

00:42 |

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo, có thể do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra.


Mầm bệnh gây viêm âm đạo có thể là trùng roi (Trichomonas), do nấm, do lậu cầu hay do tạp khuẩn thông thường.

Viêm âm đạo có biểu hiện như thế nào?

- Ngứa rát âm đạo, âm hộ. Tự nhiên hoặc khi giao hợp

- Khí hư: loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục.

- Âm đạo viêm tấy đỏ, có các nốt lổn nhổn.

Tiến triển và biến chứng của viêm âm đạo như thế nào?

Trong những đợt cấp, viêm âm đạo biểu hiện rõ ràng, dữ dội. Nếu không điều trị hoặc điều trị không triệt để, sẽ chuyễn thành viêm mạn tính và có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

Biến chứng của viêm âm đạo là viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ  và từ đó có thể gây vô sinh.

Viêm nhiễm có thể gây vô sinh

Điều trị viêm âm đạo như thế nào?

Viêm âm đạo có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Điều trị viêm âm đạo chủ yếu là điều trị nội khoa: dùng thuốc đặt tại chỗ và thuốc uống (tiêm).

Lựa chon các thuốc cần căn cứ vào mầm bệnh cụ thể và phải được bác sĩ chỉ định. Việc tự điều trị sẽ làm bệnh lâu khỏi và có thể có biến chứng như dính hoặc tắc đặc biệt tại vòi trứng và dẫn đến vô sinh.
Read more…

Ăn sữa chua để chữa bệnh phụ khoa

19:25 |

Nếu thường xuyên ăn sữa chua, căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa của chị em sẽ được cải thiện đáng kể do độ PH trong âm đạo được cân bằng, đẩy lùi nấm ngứa.

Nhiều người quan niệm trước khi ăn cơm không nên dùng sữa chua vì vi khuẩn lactic sẽ mất tác dụng trong môi trường axit mạnh của dạ dày. Nhưng thực tế, trừ những khi quá đói, sữa chua luôn là thực phẩm có thể dùng trong mọi thời điểm. Loại thực phẩm rất thích hợp trong thời tiết oi bức ngày hè này bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.

Việc ăn sữa chua thường xuyên có thể giúp phụ nữ đẩy lùi nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Đối với chị em bị tiểu đường, nhiễm nấm âm đạo là bệnh lý kèm theo dễ mắc phải. Theo một nghiên cứu mới đây, việc mỗi ngày dùng 200 ml sữa chua có thể làm giảm độ PH trong âm đạo từ 6,0 xuống 4,0 (mức bình thường là 4,0 – 4,5), hiện tượng nhiễm nấm âm đạo cũng dần thuyên giảm.

ĐH Washington (Mỹ) từng tiến hành một thí nghiệm thú vị: cho những người tham gia lựa chọn một trong các loại thực phẩm có 200 kcal gồm sữa chua dẻo kèm theo một miếng đào, sữa chua, sữa bò hương vị đào, đào khô. Kết quả thật bất ngờ, so với các loại thực phẩm khác, những người lựa chọn sữa chua ít có cảm giác đói bụng hơn, thậm chí thấy “lưng lửng” no.

Bệnh viện NewYork cũng đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy sữa chua còn có tác dụng chống loãng xương. Các thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này, đặc biệt là canxi, vitamin D và các yếu tố vi lượng khác hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Tuy các kết quả nghiên cứu còn chưa thống nhất, nhưng phần lớn đều cho rằng canxi rất tốt cho xương của người ở mọi lứa tuổi.

Tác dụng thứ tư là giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu của ĐH Harvard, trong số những bệnh nhân cao huyết áp, những người uống mỗi ngày từ hai tới ba hộp sữa chua sẽ giảm tới 50% nguy cơ phát bệnh so với những người còn lại.

Sữa chua còn có tác dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Với hàm lượng vi sinh cao, sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa, trị táo bón, tiêu chảy, viêm ruột, nhiễm trùng Helicobacter pylori và các bệnh khác…Vì vậy, không lý do gì để bỏ qua một cốc sữa chua mát lạnh trong những ngày hè oi bức.
Read more…

Những kiểu ăn thích hợp cho người mắc bệnh phụ khoa

19:20 |

1. Viêm âm đạo – Ăn nhiều tỏi
Những bạn nữ ăn nhiều tỏi sẽ rất khó mắc bệnh viêm âm đạo. Bởi vì, trong tỏi chứa các chất diệt trùng tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn mạnh, giúp ức chế sự sinh sản và tăng trưởng của nấm Candida Albicans trong âm đạo.

2. Kinh nguyệt không đều – Uống sữa nóng cho thêm mật ong

Mỗi khi đến kỳ nguyệt san, không ít XX bị khó chịu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ… Vào những ngày này, một cốc sữa nóng thêm một ít mật ong mỗi tối sẽ giúp bạn giảm bớt trạng thái mệt mỏi, lấy lại tinh thần.

Bởi chất Kali trong sữa có tác dụng giảm đau, chống nhiễm trùng và làm giảm lượng máu kinh. Còn mật ong có tác dụng làm giảm sự căng thẳng và áp lực.

3. Đau bụng kinh – Ăn nhiều chuối tiêu

Chuối tiêu chứa nhiều Vitamin B6 có vai trò ổn định thần kinh, làm giảm lo lắng, cải thiện giấc ngủ và giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.

4. Bệnh về “núi đôi” – Ăn ngũ cốc nguyên hạt và rong biển

Ăn nhiều ngũ cốc có thể duy trì mức độ Estrogen thích hợp lưu thông trong máu. Rong biển có hàm lượng muối I ốt cao kích thích sự tiết dịch của tuyến yên, làm giảm mức độ Estrogen trong máu.


Bởi vậy, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và rong biển rất có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh về “núi đôi”.

5. Ung thư phụ khoa – Ăn rau quả có màu đỏ

Các loại rau quả có màu đỏ như táo, ớt, cà chua… có chứa thành phần giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư phụ khoa, cũng như phòng chống ung thư phụ khoa.

6. Ung thư buồng trứng – Ăn thực phẩm giàu Canxi

Các điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng của nữ giới thiếu canxi cao hơn 54% so với nữ giới được cung cấp đủ canxi. Vì thế, các bạn gái cần chú ý bổ sung canxi ngay từ lúc còn trẻ nhé!
Read more…

Những nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo

01:05 |

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm niệu đạo?
Các chuyên gia phụ khoa của phòng khám Thiên Tâm cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo:

Đầu tiên: niệu đạo là đường nước phía dưới của cơ thể, nước tiểu có tác dụng ăn mòn và kích thích khá lớn, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất.

Thứ hai là: thói quen thủ dâm, quan hệ quá nhiều, hút thuốc, uống rượu, mặc đồ lót quá chật, đạp xe trong thời gian dài...làm cho niệu đạo chịu áp lực, chịu tổn hại dẫn đến tụ máu cục bộ, thiếu máu, thiếu oxy trong máu...Làm giảm sức đề kháng của niêm mạc niệu đạo, dễ bị nhiễm khuẩn.

Thứ ba là: nguyên nhân cơ bản là vi sinh vật xâm nhập vào niệu đạo. Những vi sinh vật đó chủ yếu là vi khuẩn lậu, mycoplasma, chlamydia, vi khuẩn candida, trichomonas và một số vi khuẩn tồn tại trong cơ thể con người...
Read more…

Cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cho đúng?

02:26 |

Dung dịch vệ sinh phụ nữ không phải là thuốc trị bệnh. Đó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín.

Chị em không nên lạm dụng việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh, như vậy sẽ làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo. Vì môi trường tự nhiên của âm đạo có độ pH = 3,8 - 4,8, nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm.

Nữ giới chỉ nên dùng khi đến tháng và vệ sinh trước hoặc sau khi quan hệ tình dục, còn bình thường, nếu chị em muốn sạch sẽ có thể dùng xà bông/ sữa tắm hoặc dung dịch muối pha loãng cũng được rồi.

Tuy nhiên, chị em cũng không nên dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da... dễ gây viêm âm đạo.

Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể.

Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, chị em nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ. Có thể chị em đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa.
Read more…

Chuẩn đoán và điều trị viêm vùng chậu

01:33 |

Chuẩn đoán bệnh viêm vùng chậu: 

Những tiêu chuẩn tối thiểu để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu bao gồm:

- Đau bụng dưới và đau phần phụ, rất nhạy cảm khi thăm khám âm đạo.

- Nhiệt độ cơ thể cao 38,3.

- Khí hư ở cổ tử cung và âm đạo bất thường.

- Khám siêu âm có thể thấy vòi trứng sưng, nhiều dịch nhầy bên trong hay áp-xe vòi trứng - buồng trứng.

- Làm sinh thiết nội mạc tử cung có dấu hiệu bất thường.


Những hậu quả của viêm vùng chậu nếu không kịp thời điều trị


Một trong những di chứng gây rắc rối nhất của bệnh viêm vùng chậu là bệnh đau bụng mãn tính, đôi khi cần phải cắt bỏ cả tử cung để giải quyết vấn đề. Có khoảng 25% bệnh nhân bị viêm vùng chậu có những di chứng lâu dài gồm có vô sinh, có thai lạc chỗ, và đau bụng mãn tính.

Viêm vùng chậu gây viêm tắc vòi trứng, buồng trứng khiến thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh.

Hậu quả nghiêm trọng của bệnh viêm vùng chậu để lại đó là gây viêm, tạo sẹo vòi trứng. Trong trường hợp cấp tính, viêm vùng chậu có thể gây áp-xe vòi trứng - buồng trứng, vấn để này có thể phải cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Read more…

Những biểu hiện thường gặp của viêm âm đạo

00:44 |

1) Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis)

Triệu chứng: Tăng chất tiết âm đạo, khí hư màu xám, có bọt. Niêm mạc âm đạo có những điểm xuất huyết nhỏ lấm tấm, ngoài ra, bộ phận sinh dục sẽ có cảm giác ngứa và có mùi khó chịu.

Tác hại: Gây ra nhiễm trùng bộ phận sinh dục, bệnh viêm vùng chậu, viêm thận, đau khi quan hệ.

2) Viêm âm đạo do nhiễm ký sinh trùng roi Trichomonas

Triệu chứng: Khí hư màu vàng xanh, loãng, có bọt, tanh, trường hợp viêm nặng chất tiết âm đạo kèm theo máu, khó đi tiểu hoặc đi tiểu rát.

Tác hại: Viêm âm đạo do nhiễm ký sinh trùng roi Trichomonas có thể dẫn tới các bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận. Trùng roi Trichomonas còn có thể nuốt tinh trùng dẫn đến tình trạng vô sinh, ảnh hưởng đến “chuyện ấy”.

3) Viêm âm đạo do nấm Candida

Triệu chứng: Xuất hiện huyết trắng loãng hoặc đặc, màu trắng đục, kèm theo nóng ngứa âm đạo hoặc đau khi làm “chuyện ấy”, đôi khi kèm theo đi tiểu thường xuyên và bị rát khi đi tiểu.

Nguy hại: Viêm âm đạo do nấm Cadida gây ra là một bệnh khó chữa, dễ dẫn tới dị tật bào thai và các bệnh nhiễm trùng khác.

Nguy hại: Viêm âm đạo do nấm Cadida gây ra là một bệnh khó chữa, dễ dẫn tới dị tật bào thai và các bệnh nhiễm trùng khác.

4)Viêm âm đạo do loét cổ tử cung

Triệu chứng: Loét cổ tử cung là do viêm cổ tử cung mãn tính gây ra, thường là khí hư ra nhiều, có màu vàng hoặc màu vàng giống như mủ, tùy theo mức độ xói mòn, bệnh được chia thành 3 loại: nhẹ, vừa và nặng.

Tác hại: Loét cổ tử cung là nguyên nhân gây ra bệnh dính âm đạo, dính cổ tử cung.

Read more…

Những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm phụ khoa

20:13 |

1. Vệ sinh

Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày, sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót (ưu tiên loại quần lót bằng vải không màu).


Sau khi được chữa trị, các bệnh viêm nhiễm hay nấm chỉ có cơ hội quay trở lại khi phần vệ sinh bị xem thường hoặc vệ sinh không đúng cách. Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc không theo liều lượng bác sĩ điều trị hướng dẫn. Nhiều phụ nữ đổ lỗi nguyên nhân bận rộn nên không đi khám theo lịch trình. Bệnh có thể sẽ khỏi chỉ sau lần đầu tiên được khám và kê toa nhưng virus chưa được diệt tận gốc sẽ nhanh chóng “nổi loạn” sau một thời gian ngắn, khi thuốc không còn hiệu nghiệm hoặc nhờn thuốc do sử dụng không đúng liều lượng quy định.

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân! Vì thế, sau khi điều trị, bệnh quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan của người bệnh mà họ lại không để ý đến lời hướng dẫn bác sĩ. Chỉ nghĩ đơn giản, đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.


2. Lây từ chồng

Nhiều chị em phụ nữ thường xuyên bị lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ đường quan hệ tình dục với chồng mà không biết. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi trùng ẩn nấp có khi “phát tiết” sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông vẫn “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ như thường.

Thế nhưng, để điều được các ông đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cụ thể thì không đơn giản. Đàn ông ít khi chịu công nhận và thiện chí hợp tác với vợ trong những vấn đề liên quan đến các căn bệnh nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, việc điều trị triệu chứng và bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở chị em cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi hết bệnh, nếu tiếp tục quan hệ với chồng mà chồng vẫn chưa dứt điểm các căn bệnh của họ thì việc tái lại là điều tất yếu.

Để tránh tuyệt đối tình trạng lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ chồng, nên dùng các biện pháp đề phòng lây lan là bao cao su hoặc chờ đến khi chồng được chữa trị dứt điểm, có ghi nhận từ bác sĩ.

Tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa lây truyền qua đường tình dục (chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục, nấm) xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục. Đây là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất hay gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe


Tưởng là bị tái nhưng là triệu chứng khác:

Trong lần viêm nhiễm sau, nhiều chị em tưởng là mình bị lại nhưng thực tế lại là một bệnh khác. Tìm hiểu thông tin để biết rõ khi nào dấu hiệu viêm ngứa khó chịu là bình thường và khi nào nó trở thành triệu trứng của viêm nhiễm. Và không phải dấu hiệu giông giống lần viêm nhiễm trước có nghĩa là bạn bị bệnh giống hệt lần trước.

Những dấu hiệu ngứa thông thường dễ chữa trị và đơn giản chỉ bằng nước rửa phụ khoa chứa axit lactic. Những dấu hiệu ngứa này có thể đơn giản chỉ là do dị ứng xà phòng, kinh nguyệt hay quần áo quá bó… Nếu như dấu hiệu ngứa đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu trứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất.

Sau khi bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

Người khỏe mạnh có cơ chế tự bảo vệ chống viêm nhiễm, khiến các glycogen biến đổi thành axit lactic và duy trì độ pH dao động 3,8-4,8 cho môi trường âm đạo. Bình thường, tại đây có nhiều vi khuẩn sống hoại sinh, trong đó phải kể đến 7 loại Lactobacilli giúp cân bằng trạng thái. Khi dung dịch sát khuẩn phá vỡ cân bằng trong môi trường, viêm nhiễm lại tiếp tục xảy ra, không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, bình thường chỉ rửa phụ khoa bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, mỗi ngày 1 lần bên ngoài.


Mới đây, các nhà nghiên cứu mới phát hiện vai trò của stress trong sự xuất hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Họ nhận thấy rằng càng bị stress nhiều thì phụ nữ càng có nguy cơ viêm âm đạo. Có thể do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch.

Nhiều người phụ nữ vì lý do ngại đi khám đã tự cho phép mình kê toa sau vài lần đi khám bác sĩ. Đúng là sau đôi mắt, “vùng kín” là một trong 2 cơ quan có cơ chế bảo vệ tự nhiên, có thể tự vệ trước nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng “hệ thống phòng vệ” đặc biệt. Tuy nhiên, khi có nguyên nhân gây xáo trộn thì cơ chế tự bảo vệ này cũng “chào thua” trước sự tấn công của các loại vi khuẩn và gây ra tình trạng viêm nhiễm.



Read more…

Ðiều trị viêm niệu đạo

19:01 |
Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị theo hội chứng. Ðối với mọi trường hợp tiết dịch niệu đạo, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình.

1. Phác đồ điều trị viêm niệu đạo do lậu

Dùng một trong các loại thuốc sau kết hợp với một trong các loại thuốc điều trị viêm niệu đạo không do lậu:
Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất+ Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất+ Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất + Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong  7 ngày.

2. Phác đồ điều trị viêm niệu đạo không do lậu

Dùng một trong 3 thuốc sau:
Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
Tetracycline 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong  7 ngày.
Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Chú ý: Ðiều trị cho bạn tình với liều tương tự. Không dùng Doxycycline, Tetracycline cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.

3. Chuyển tuyến khi

- Không có sẵn các thuốc trên đây.
- Các triệu chứng không giảm sau một đợt điều trị.
- Bệnh lậu đã có biến chứng như viêm mào tinh hoàn.

4. Thông tin và tư vấn

Mọi trường hợp mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo đều cần được giáo dục và tư vấn về hành vi tình dục an toàn. Cán bộ y tế cần tuân thủ các nguyên tắc về tư vấn trong cuốn chuẩn mực này. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là:
- Hậu quả của bệnh khi không được điều trị đúng và đầy đủ, cần nhấn mạnh nguy cơ lây nhiễm và gây viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh ở bạn tình, gây viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến mù loà, viêm phổi trẻ sơ  sinh...
- Tuân thủ chỉ định điều trị của thầy thuốc, đến khám lại theo lịch hẹn.
- Khả năng lây truyền cho bạn tình.
- Tình dục an toàn và hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên.
- Thông báo và điều trị bạn tình.
Có nhiều người đã bị lây nhiễm nhưng không biểu hiện triệu chứng (có tới trên 50%) nhưng họ vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình và bệnh vẫn tiến triển gây nên các biến chứng cho họ.
- Nguy cơ lây nhiễm các bệnh LTQÐTD khác và HIV, tư vấn trước khi xét nghiệm HIV.
- Ðịa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV.
Read more…